- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và hàng không.
+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Quảng Hoà.
+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Quảng Hồ.
+ Đường hàng khơng: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Quảng Hoà.
- Điện thoại liên lạc:
+ Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844
+ Phịng Văn hố Thơng tin Huyện Quảng Trạch: 052.3513448 + UBND Xã Quảng Hồ: (052).586568-585280
ĐÌNH LA HÀ
Di tích kiến trúc và lịch sử
Điểm tham quan, nghiên cứu
- Giá trị lịch sử của di tích:
La Hà - Quảng Văn là một trong tám bức tranh văn vật của Quảng Bình: "Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim". Từ thế đất "Ngũ long tranh chầu" và "Tam bút châu nghiên" đã làm cho các cụ ngày xưa ln tự hào về làng mình và coi đó là khởi nguồn cho thành tích khoa bảng của những bậc tiền bối. Điều này đã chứng minh khi làng La Hà đứng đầu khoa bảng của tỉnh Quảng Bình trong triều Nguyễn. Theo sự thống kê của các kỳ thi hương từ năm Quý Dậu (1813) đến năm Mậu Ngọ (1918) có 270 vị đỗ cử nhân thì huyện Quảng Trạch có tới 113 vị, riêng Quảng Văn có 32 vị, chiếm số lượng nhiều nhất so với các địa phương trong huyện.
Đình La Hà được xây dựng vào năm 1859 do con cháu của 5 dịng họ trong làng góp cơng, góp của tạo dựng. Lúc đầu, đình chỉ làm đơn giản bằng tranh tre để thờ những người có cơng khai cơ lập làng, nơi rước sắc của các vị đỗ đạt khoa
bảng, nơi tế lễ, vui chơi... Đến năm 1904, cụ Trần Văn Thống Thượng thư thời Nguyễn đứng ra kêu gọi các cháu trong thôn và những người ở xa gửi tiền về xây dựng đình kiên cố.
Đình La Hà khơng chỉ là một ngơi đình làng có quy mơ, cách thức chạm trỗ, bài trí có thể nói là nổi tiếng nhất vùng Quảng Trạch bấy giờ mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất là trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong thời gian này, đình là nơi tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Đảng, nơi luyện tập của các lực lượng dân quân du kích của Quảng Văn và các vùng lân cận. Đình cịn là nơi cất dấu vũ khí, lương thực để chi viện, tiếp tế khi cần thiết. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quảng Văn là nơi tập kết trú quân của các loại tàu thuyền và ca nơ để vận chuyển hàng hố, vũ khí và con người từ bến phà Gianh lên bến phà Xuân Sơn để đi tiếp theo đường mòn Hồ Chí Minh chi viện cho chiến trường miền Nam. Vì vậy mà đế quốc Mỹ đã khơng tiếc bom đạn dội xuống nơi đây, chúng đã phá huỹ làng mạc, đình chùa, đền miếu... Đình Tiền của đình La Hà khơng cịn nữa, chỉ cịn đình Hậu.