Địa điểm: Phường Hải Đình Thành phố Đồng Hới Tỉnh Quảng Bình Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và hàng không.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 126 - 128)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới - Thành phố Đồng Hới .

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới. + Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới.

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hố Thơng tin Thành phố Đồng Hới: 052.3825385 + UBND Phường Hải Đình: 052.3823652

THÀNH ĐỒNG HỚI Di tích kiến trúc quân sự Di tích kiến trúc quân sự

Điểm tham quan, nghiên cứu

- Giá trị lịch sử của di tích:

Thành Đồng Hới, tên chữ: Định Bắc Trường Thành. Thành được khởi công xây dựng bằng đất từ năm Gia Long thứ 16 (1812) trên mảnh đất xưa kia chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho xây luỹ Trấn Ninh (luỹ Đào Duy Từ 1631) và đồn Động Hải 1774. Tám năm sau Gia Long mất, Minh Mạng nối ngôi, ông đã nhờ một sĩ quan người Pháp thiết kế lại thành Đồng Hới và xây lại bằng gạch (1824) theo kiểu vauban. Chu vi thành 465 trượng (1.860 m), cao 1 trượng (4 m), mặt thành rộng 1 m 35, móng thành dày 2 m. Mặt chính của thành quay về hướng Tây. Thành có 3 cổng lớn Bắc - Nam - Đơng, trên cổng có vọng canh 8 mái. Ngoài thành, cách chân thành khoảng 5 – 6 m là hào rộng 7 trượng (28 m) nay còn khoảng 15 - 20 m. Mặt trong thành đắp đất phụ thêm dày 3 trượng (12 m).

Thành Đồng Hới, nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, từ thời Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đi chinh phạt giặc Chiêm Thành (thế kỷ XI), Trần Duệ Tôn (thế kỷ XIV), Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) đi kinh lý phương Nam. Mảnh đất bi hùng này còn chứng kiến cuộc hành quân thần tốc của người anh hùng Nguyễn Huệ. Đến thế kỷ XVII trên mảnh đất thành Đồng Hới là vùng "phên dậu"

tranh chấp đất đai và quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn suốt 45 năm (1627 -1672) gây nên cảnh "nồi da xáo thịt", "huynh đệ tương tàn".

Từ khi được xây dựng cho đến nay, thành Đồng Hới là trụ sở của cơ quan đầu não của ta và của địch và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của một vùng, một phủ và của tỉnh Quảng Bình.

Thành Đồng Hới hiện nay chỉ cịn 1.087 m với 15 đoạn dích dắc hình răng khế, tính từ phía Nam lên phía Tây ra phía Bắc. Đoạn thành phía Nam cịn lại 2/3 tương đối nguyên vẹn.

Hiện nay, thành và các cổng thành Đồng Hới cũng như hào bao quanh đã được trùng tu, tôn tạo để trở thành một địa chỉ tham quan du lịch của tỉnh Quảng Bình.

- Địa điểm: Phường Hải Đình - Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình. - Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và hàng không. - Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới - Thành phố Đồng Hới .

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới. + Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới.

- Điện thoại liên lạc:

+ Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hố Thơng tin Thành phố Đồng Hới: 052.3825385 + UBND Phường Hải Đình: 052.3823652

THÀNH LỒI KHU TÚC Di tích kiến trúc Chăm Di tích kiến trúc Chăm

Điểm tham quan, nghiên cứu

- Giá trị lịch sử của di tích:

Di tích thành Lồi Khu Túc (cịn gọi là thành Kẻ Hạ) toạ lạc giữa cánh đồng Cao Lao Hạ thuộc xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch. Thành ở vào một vị trí có sơng che chắn. Mặt Bắc nhìn ra sơng Gianh, cách bờ sơng 500 m, bên kia sông là làng Thuận Bài, xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch. Mặt Tây cách sơng Son 1 km. Phía Đơng khoảng 8 km theo đường chim bay là đường quốc lộ 1A chạy từ cảng Gianh vào đèo Lý Hồ. Phía Nam có dãy núi Bung tựa như một bức tường che chắn.

Cho đến nay, dù trải qua sự bào mòn gặm nhấm của thời gian, thành Kẻ Hạ vẫn hiện hữu rõ nét một khung thành hình vng, mỗi chiều dài khoảng 200 m,

cao 2 m, chân thành rộng 6 m, mặt thành rộng 3 m, qua mặt cắt của tường thành do một con đường xuyên qua, người ta thấy rõ kết cấu xây dựng thành như sau: Dưới chân là một lớp đá dày 20 cm với những tấm đá phiến lớn và bằng phẳng. Tiếp đó là một lớp đá nhỏ màu xanh và đen xếp trộn lẫn với đất, lớp này dày khoảng 40 cm, lớp thứ 3 dày 30 cm được xây bằng gạch, viên gạch có kích thước dài 40 cm, rộng 20 cm, dày 10 cm. Trên cùng là một lớp đất trộn lẫn với một ít đá nhỏ và gạch vỡ, dày khoảng 130 cm. Phía ngồi chân thành là một vành đai đất rộng 5 m tiếp đến là vành đai ruộng lúa 15 m. Có lẽ ngày xưa đó là hào bao quanh thành, sau này san lấp thành ruộng. Ba mặt thành ở các hướng Đông, Tây và Bắc có 3 khoảng trống ở tường, có thể đó là 3 cái cửa vào thành.

Thành Khu Túc là thành luỹ quân sự án ngự ở vị trí hiểm yếu phía Bắc Quảng Bình. Thành đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ của Vương quốc Chămpa. Địa bàn này về sau là nơi giành giật quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn trong suốt 50 năm.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)