Địa điểm: Làng Kim Nại, Xã An Ninh Huyện Quảng Ninh Tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 140 - 141)

Bình.

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, đường hàng không. hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã An Ninh.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã An Ninh.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã An Ninh.

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hóa Thơng tin Huyện Quảng Ninh: 052.3872790 + UBND Xã An Ninh: 052.3936277

LÀNG LA HÀ Làng cổ Làng cổ

Điểm tham quan, nghiên cứu văn hoá làng xã và du lịch cộng đồng

La Hà là một làng cổ được hình thành vào nửa cuối thế kỷ XV, niên hiệu Hồng Đức. Nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa hai nhánh sông Gianh. Ngược cửa biển Thanh Khê, theo dịng Gianh lên khoảng 5 - 6 km. Sơng Gianh được chia làm hai nhánh: Nguồn Son là nhánh ngược lên thượng nguồn Bố Trạch; Nguồn Nậy là nhánh ngược lên Tuyên Hoá. Một doi đất lớn làm giao điểm cho hai nguồn sông ấy là làng đảo La Hà. Theo sử cũ, vào thời kỳ Chămpa, La Hà chỉ là một vùng đất hoang sơ khơng có cư dân sinh sống. Đến năm thứ 13 Hồng Đức, các ông tổ họ Dương, họ Trần, họ Tạ, họ Mai... từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Diễn Châu (Nghệ An) lần lượt vào đây định cư lập nghiệp. Hai họ Dương và Nguyễn do khơng có con nối dõi nên khi chết, dân làng xây mộ lập miếu thờ ở gần chợ Mai, các họ còn lại như họ Mai, họ Phạm, họ Trần, họ Tạ... được Lê Thánh Tông (năm thứ 16, 1475) cho lập làng lấy tên là La Hà.

Do vị trí nằm giữa ngã ba sơng, lại gần đường quốc lộ 1A nên làng La Hà trở thành vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử dân tộc. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, La Hà là khu đệm giữa xứ “Đàng Trong” và “Đàng Ngoài”. Trong kháng chiến chống Pháp, La Hà là khu vực thuận lợi để cán bộ cách mạng nắm tin tức từ phía quân Pháp. Thời chống Mỹ, La Hà là nơi trú ẩn của các tàu thuyền và ca nơ vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm từ bến phà Gianh lên bến phà Xuân Sơn để chuyển ra chiến trường theo đường mịn Hồ Chí Minh. Vì thế, giặc Mỹ đã tập trung máy bay tàu chiến đánh phá ác liệt suốt ngày đêm vào ngã ba sông này nhằm cắt đứt huyết mạch vận chuyển đường sông của ta. Dân làng La Hà đã bám trụ chiến đấu, không sợ hy sinh quyết bảo vệ đến cùng con đường giao thông tiếp tế cho tiền tuyến.

Làng La Hà có nghề truyền thống như nghề làm nón, nghề dệt vải, nghề mây tre. Nghề dệt vải xuất hiện từ trước năm 1945. Sau năm 1945 nghề làm nón phát triển mạnh thay thế cho nghề dệt vải. Sau ngày thống nhất đất nước, nghề mây tre cũng được phát triển nhằm sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

La Hà là một làng nằm giữa ngã ba sơng, vì vậy mang đậm nét văn hố của một vùng quê sông nước, rất thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, nhất là việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hố vùng sơng nước và nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)