Địa điểm: Xã Hạ Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 89 - 91)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Hạ Trạch.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Hạ Trạch.

+ Đường hàng khơng: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Hạ Trạch.

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844 + Phịng Văn hóa Thơng tin huyện Bố Trạch: 052.3862258 + UBND Xã Hạ Trạch: 052.3866900

LÊ SỸ Lăng mộ Lăng mộ

Điểm tham quan

Lăng mộ danh tướng Lê Sỹ được xây dựng năm 1890 (Thành Thái thứ 2), do thiên tai và chiến tranh phá hoại, đến năm 1973 lăng mộ được trùng tu nhưng còn sơ sài. Đến năm 2000, lăng mộ được trùng tu lại mang nét đặc trưng của kiến trúc lăng mộ cổ. Mặt bằng hình chữ nhật, chia làm hai phần: Phần mộ táng và phần nhà bia. Nhà bia là nơi cúng tế. Các cột đều đắp nổi rồng và các hoa văn nhẹ nhàng uyển chuyển, giữa nhà bia đặt một bia lớn, hai mặt ốp đá ghi cơng tích của Lê Sỹ.

Danh tướng Lê Sỹ sinh năm 1816, tại làng Võ Xá, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Trong cuộc đời làm quan 40 năm (1843-1883) trải qua ba triều vua (Thiệu Trị, Tự Đức, Hiệp Hoà), Lê Sỹ từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng vào bậc nhất trong triều (Chưởng quản hữu và Tả Dực Doanh Vũ Lâm, Đổng lý sở Dương Suân, Giám thí khoa thi tiến sĩ võ, thay vua Tự Đức kính đến Đài Xã tắc...) hay ngoài các địa phương (Lãnh binh tỉnh Ninh Bình, Đốc binh quân thử Quảng Nam, Đề đốc tỉnh Bình Thuận...) ở đâu, ở cương vị nào Ơng cũng tỏ ra là một vị quan có học vấn uyên thâm (cả văn lẫn võ), lịch lãm, cương trực, thương dân, sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự tồn vong của dân tộc.

Lê Sỹ hy sinh ngày 20-8-1883 trong một trận chiến đấu không cân sức với giặc Pháp tại cửa biển Thuận An, triều vua Hiệp Hoà, hưởng thọ 68 tuổi. Sau khi Ơng mất, vua Hiệp Hồ truy tặng ông Tước kiến dũng tử đặc cách thờ vào "Trung nghĩa đền".

- Địa điểm: Làng Võ Xá, xã Võ Ninh - huyện Quảng Ninh - Quảng Bình. - Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, hàng không. - Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Võ Ninh.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Võ Ninh.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Võ Ninh.

- Điện thoại liên lạc:

+ Công ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hóa Thơng tin huyện Quảng Ninh: 052.3872790 + UBND Xã Võ Ninh: 052.3872104

MAI LƯỢNG

Lăng mộ và nhà bia tưởng niệm danh tướng Cần vương

Điểm tham quan

Lăng mộ danh tướng Cần Vương Mai Lượng toạ lạc trên một địa hình sơn thuỷ hữu tình, phía trước là sơng Rào Nan, phía sau là Hịn Nậy.

Nhà bia tưởng niệm Ơng được xây dựng trong khn viên tứ đường chi tộc họ Mai ở thôn Thọ Linh. Nhà bia xây dựng theo lối kiến trúc mới, có bia đá ghi tạc công lao của Mai Lượng.

Mai Lượng là mơt danh tướng có nhiều đóng góp cho phong trào Cần Vương nói riêng, cho sự nghiệp dựng nước, bảo vệ đất nước của dân tộc ta nói chung.

Mai Lượng sinh năm Mậu Tuất (1838) tại làng Thọ Linh. Ông đỗ cử nhân võ khoa thi Hội võ tổ chức ngày 5 tháng 5 năm ất Sửu (16-5-1865) dưới triều vua Tự Đức, được sung vào quân ngũ và phong chức Hiệp quản (một chức vụ quan trọng của triều đình). Trong thời gian làm quan, Hiệp quản Mai Lượng đã tỏ rõ ý thức độc lập dân tộc, Ông thường phê phán những hành động yếu hèn của triều đình. Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Patenotre (6-6-1884) bán nước ta cho thực dân Pháp thì cũng là lúc Hiệp quản Mai Lượng từ quan về ở ẩn.

Sau sự kiện kinh thành Huế, ngày 23-5 năm Ất Dậu (5-7-1885) vua Hàm Nghi xuất bơn ra Sơn Phịng (Quảng Trị) xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp, cứu nước. Khi xa giá, vua Hàm Nghi ra đến Quảng Bình, Mai Lượng ra yết kiến vua Hàm Nghi và Sơn triều, Ông được phong chức Lãnh binh, lãnh sứ mệnh triều đình chiêu mộ dân binh nghĩa dũng, tập hợp lực lượng tại địa bàn vùng hữu ngạn sông Gianh. Phối hợp với nghĩa quân của các lãnh tụ khác như: Nguyễn Phạm Tuân, Lê Trực, Bạch Xĩ... nghĩa quân Mai Lượng đã hình thành một vùng căn cứ rộng lớn từ Cao Mại (thuộc xã Cao Quảng - huyện Tun Hố) đến vùng Trc (thuộc xã Phúc Trạch - huyện Bố Trạch). Với sự lãnh đạo thông minh tài ba của Mai Lượng, nghĩa qn đồn kết một lịng, đánh nhiều trận lớn ở Trung Thơn, Biểu Lệ, Hồ Ninh, Diên Trường, Lâm Xuân (huyện Quảng Trạch), Troóc, Khương Hà (huyện Bố Trạch)... làm cho địch nhiều phen đã phải chịu nhiều tổn thất nặng nề. Hoạt động mạnh mẽ nhất của nghĩa quân Mai Lượng là những năm 1886 đến đầu năm 1889.

Ngày 24 tháng 3 năm Canh Dần (12 - 5 - 1890) Ông lâm bệnh nặng và qua đời ở căn cứ Cao Mại, mộ của Ơng sau đó được cải táng và đem chơn tại q nhà. Từ khi ra làm quan đến khi qua đời, Mai Lượng một lịng vì nhân dân vì đất nước. Khi phong trào Cần Vương gần như thất bại hoàn toàn và khi vua Hàm Nghi bị bắt thì Ơng vẫn khơng thối chí, tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân kháng chiến vì độc lập dân tộc. Tên tuổi của Ơng đã đi vào lịch sử, được nhiều người yêu mến.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 89 - 91)