Địa điểm: Xã Thanh Thuỷ huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 56 - 57)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, đường hàng không. hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Thanh Thuỷ.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Thanh Thuỷ.

+ Đường hàng khơng: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Thanh Thuỷ.

- Điện thoại liên lạc:

+ Công ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844 + Phịng Văn hóa Thơng tin Huyện Lệ Thủy: 052.3863613 + UBND X· Thanh Thuỷ: 052.3950032

HIỂN LỘC - LÀNG CHIẾN ĐẤU Di tích kháng chiến chống Pháp Di tích kháng chiến chống Pháp

Điểm tham quan và du lịch cộng đồng

- Giá trị lịch sử của di tích:

Làng chiến đấu Hiển Lộc ra đời từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thực hiện khẩu hiệu: "Mỗi quốc dân là một chiến sĩ, một làng xã là một pháo đài"; Quán triệt đường lối: "Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ" của Trung ương, Huyện uỷ Quảng Ninh đã chỉ đạo cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân Hiển Lộc không quản gian lao, ngày đêm thực hiện kế hoạch rào làng chiến đấu, toàn dân đánh giặc giữ làng. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân, du kích đã tích cực góp cơng, góp của rào làng, đào hầm, đắp ụ, xây dựng làng xã chiến đấu. Bao quanh làng là một hàng rào tre cao từ 3 - 4 m, tiếp đó là một tuyến giao thông hào dài khoảng 4.000 m trải quanh làng và đi vào từng xóm. Do nằm giữa vùng chiêm trũng thường bị úng nước, một số bà con đã có sáng kiến hạ rầm nhà để lát hầm hào. Việc làm đó được nhiều người nghe theo và trở thành phong hạ rầm trong toàn xã. Gần 2 trăm gia đình, nhà nào cũng đăng ký giao rầm cho cán bộ, có nhà đã tình nguyện tháo dở cả bức rầm bằng gỗ quý giao cho thôn đội. Các mặt bảo đảm chiến đấu được Hiển Lộc tổ chức khá chu đáo, từ việc đảm bảo

lương thực, thuốc men, lập trạm cứu thương đến tổ chức báo động truyền tin. Với truyền thống đánh địch vốn có và thế trận làng chiến đấu vừa tạo được. Hiển Lộc trở thành một căn cứ vững chắc. Từ tháng 8-1949 đến tháng 10-1950, giặc Pháp đã 10 lần đem quân tấn công Hiển Lộc, song cả 10 lần chúng đều thất bại. Chỉ tính trong năm 1949, riêng về thành tích diệt địch, du kích Hiển Lộc đã diệt được 41 tên, làm bị thương 10 tên khác, bắt hai tù binh, thu nhiều súng đạn. Trong những năm 1953-1954, địch mở nhiều cuộc càn quét vào vùng Quảng Ninh, bộ đội và nhân dân các làng xã đã cũng cố hệ thống hầm hào ngầm, chơn mìn, chơng, quanh làng, bẻ gãy hàng chục cuộc tấn công của địch, tiêu diệt hơn 100 tên, làm bị thương 75 tên khác. Riêng ở Hiển Lộc bộ đội và du kích tiêu diệt 49 tên.

Phát huy tinh thần của một "Làng chiến đấu kiểu mẫu", "một pháo đài chiến tranh nhân dân" trong chống Pháp, nhân dân Hiển Lộc đã cùng cả nước thực hiện khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt" nhân dân Hiển Lộc đã cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Ngày nay, Hiển Lộc đang phát huy những truyền thống cách mạng để thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn, cùng cả huyện, cả tỉnh thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, xây dựng Hiển Lộc thành một đơn vị giàu, mạnh và đẹp về văn hoá.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)