Địa điểm: Xã Xuân Thuỷ huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 80 - 81)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Xuân Thuỷ.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Xuân Thuỷ.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Xuân Thuỷ.

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844 + Phịng Văn hóa Thơng tin Huyện Lệ Thủy: 052.3863613 + UBND Xã Xuân Thuỷ: 052.3882761

XUÂN SƠN - PHONG NHA

Bến phà Xuân Sơn, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, hang Rục, động Phong Nha, Hầm dấu xe...), bến phà Nguyễn Văn Trỗi, hang Rục,

Di tích kháng chiến chống Mỹ

Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Cùng với sự ra đời của “đường 20 Quyết Thắng” là việc khai sinh bến phà Xn Sơn (trước là bến đị Xn Sơn), có nhiệm vụ bảo đảm cho các hướng chi viện từ đường 15 và đường 12 về cùng vượt khẩu “đường 20 Quyết Thắng". Đầu tiên lực lượng tham gia xây dựng và bảo vệ phà do Ty Giao thơng Quảng Bình sử dụng phà 18 tấn. Đến tháng 12-1966, Đại đội 16 Cầu phà thuộc Binh trạm 14 trực tiếp phụ trách, Đại đội có 125 người, phương tiện có cầu phao và hai ca nô, tối đến lắp ráp thông xe vượt sông, 4 giờ sáng tháo gở cho ca nô kéo vào giấu ở trong động Phong Nha. Đêm đầu tiên bắc cầu xong có 1.200 xe vượt sơng, đêm thứ 2 có 2.000 xe vượt sơng. Càng về sau, địch phát hiện và đánh phá dữ dội, kể cả thả bom từ trường xuống dày đặc lịng sơng.

Để đảm bảo cho xe vượt sông liên tục, hai bến phà khác được mở thêm: Bến phà Nguyễn Văn Trỗi ở lèn Mù U thuộc hạ lưu bến phà Xuân Sơn, cách Xuân Sơn 1 km. Khu vực Xn Sơn - Phong Nha cịn có các hang động như hang 36, hang 35, hang 34, hang 33 chứa xăng dầu, đạn dược và mở thêm con đường tránh gọi là đường Nguyễn Văn Trỗi từ Troóc vào bến phà (khu vực bến phà B) trên đoạn đường sông vào tham quan động Phong Nha.

Đặc biệt, hang động Phong Nha, một kỳ quan thắng cảnh nổi tiếng cả trong và ngoài nước được dùng để cất dấu ca nô, phà vào ban ngày để ban đêm kịp ra hoạt động. Khu vực bến phà Xuân Sơn - Phong Nha thường xuyên bị địch đánh phá ác liệt. Nơi đây quân dân địa phương, thanh niên xung phong, lực lượng bộ đội dũng cảm chiến đấu bảo vệ đường, quê hương. Tiêu biểu là các đơn vị Trung đoàn 218 anh hùng đã chiến đấu bắn rơi 5 máy bay, bắt sống 3 tên giặc lái tại chỗ. Trên đoạn sông và bến phà này, anh Nguyễn Thế Chón phá bom từ trường, anh Trần Vân chỉ huy phà vượt sông, anh Trần Trường bị thương ở bụng vẫn lái ca nơ cập bến an tồn, anh Hoàng Văn Thuỷ và Phan Văn Bộ kỷ sư công binh cùng 70 thanh niên xung phong thuộc Đại đội 4 thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh...

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những kỷ niệm về đường Trường Sơn, chiến công của các anh, các chị, sự hy sinh của đồng bào, đồng chí mãi mãi là nguồn cổ vũ, tinh thần vượt qua khó khăn để có một con đường Trường Sơn cơng nghiệp hố, mang lại sức sống cho miền Tây Quảng Bình trong hơm nay và mai sau.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)