Bình.
+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Lương Ninh (bờ Bắc) ; Xã Võ Ninh (bờ Nam).
+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Lương Ninh (bờ Bắc) ; Xã Võ Ninh (bờ Nam).
+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Lương Ninh (bờ Bắc) ; Xã Võ Ninh (bờ Nam).
- Điện thoại liên lạc:
+ Cơng ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844
+ Phịng Văn hố Thơng tin Huyện Quảng Ninh: 052.3872790 + UBND Xã Võ Ninh: 052.3872104
+ UBND Xã Lương Ninh: 052.3872181
BẾN PHÀ LONG ĐẠI Di tích chiến tranh cách mạng Di tích chiến tranh cách mạng
Điểm tham quan
- Giá trị lịch sử của di tích:
Bến phà Long Đại nằm ở ngã ba sông Long Đại và Kiến Giang đổ ra sông Nhật Lệ; phía Bắc phà thuộc xã (Long Đại cũ) Hiền Ninh, phía Nam phà thuộc xã Xuân Ninh. Ban đầu phà Long Đại do Ty Giao thơng Quảng Bình quản lý, phục vụ giao thông cho khu vực và miền Tây Quảng Bình. Từ mùa khơ 1967 - 1968 chuyển sang quân đội quản lý, do Đại đội 16 anh hùng thuộc binh trạm 16 ngày đêm bám trụ kiên cường để thông phà cho xe qua.
Nhận rõ đây là một trong những điểm chiến lược vô cùng quan trọng trên con đường chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam, nên đế quốc Mỹ đã đánh phá rất ác liệt vùng này, cái tên phà Long Đại được bộ đội và thanh niên xung phong gọi là phà "Long Đầu". Bom đạn của giặc Mỹ đã làm rung chuyển rừng núi, cày xới đất đai và lịng sơng, thế nhưng Phà và người giữ Phà vẫn đứng vững trên vị trí của mình đảm bảo cho xe qua, đưa hàng ra chiến trường. Để bảo vệ bến phà Long Đại, ngồi Đại đội C16 cịn có Tiểu đồn 6 cao xạ, lực lượng dân quân tự vệ Xuân Ninh, Hiền Ninh, Long Đại, Bệnh viện huyện Lệ Ninh cùng tham gia cứu thương, điều trị cho thương bệnh binh là bộ đội, thanh niên xung phong ở khu vực này. Do yêu cầu đảm bảo vận chuyển liên tục để tránh những khi bị địch đánh phá xe tắc, phà tắc, từ tháng 11-1971 ở khu vực này phát triển thành hai cầu phao cách nhau 500 m.
Sau khi Hiệp định Pari, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng và quân đội về dự duyệt binh tại khu vực bến phà. Đây là lễ duyệt binh lớn của ta sau những năm miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.