Địa điểm: Xã Lộc Thuỷ Huyện Lệ Thuỷ Tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 106 - 107)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và đường hàng

không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới – Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Lộc Thuỷ.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Lộc Thuỷ.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Lộc Thuỷ.

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844 + Phịng Văn hố Thơng tin Huyện Lệ Thuỷ: 052.3863613 + UBND Xã Lộc Thuỷ: 052.3882598

CHÙA QUAN ÂM TỰ Di tích kiến trúc Di tích kiến trúc

Điểm tham quan, nghiên cứu văn hoá tâm linh

- Giá trị lịch sử của di tích:

Năm 1843, chùa được khởi công xây dựng. Chùa làm bằng gỗ lim theo phong cách kiến trúc phương Đơng, có hàng rào xung quanh. Chùa có tiền đường, thượng điện, nhà thờ tổ, tam quan, gác chuông. Chùa Quan Âm Tự toạ lạc trên một khu đất cao khoảng 15 m, có diện tích 10.000 m2, trơng giống như một bơng sen khổng lồ, sát bờ biển. Sau hơn hai năm lao động miệt mài của những người thợ và nghệ nhân tài hoa, ngày lễ vu lan (15-7) năm Ất Tỵ (1845) chùa được khánh thành.

Chùa mang tên Quan Âm Tự là do tương truyền vào tháng 7-1802 đời vua Gia Long, một ngư dân tên Hồ Lương Đường trong một lần đánh cá ngoài biển đã kéo lên một pho tượng, 1 bệ đá, 2 chiếc cối, 2 chiếc chày bằng đá. Nhân dân cho đây là điềm lành nên đã dựng một ngôi nhà bằng tre để thờ vị Quan Âm đó.

Buổi đầu chùa chỉ thờ tượng Quan Âm được vớt dưới nước biển. Dần về sau do có nơi thờ phụng trang nghiêm nên tăng ni, phật tử trong chùa đã thỉnh về và nhiều vị cao tăng phật tử các nơi đã tiến cúng nhiều tượng cho chùa. Có 30 pho tượng gồm tượng hộ pháp, bộ tượng tam thế, a di đà, quan âm bồ tát, đại thế chí, dược sư lưu ly, địa tạng, thích ca sơ sinh, ngọc hồng, nam tào, bắc đẩu, hộ pháp long thiên, đạt ma tổ sư... các pho tượng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đá, đồng, gỗ và có niên đại từ thế kỷ XVIII, XIX. Chùa Quan Âm Tự có một số hiện vật quý như: Hai chiếc cối đá và 2 chiếc chày đá, có niên đại khoảng thế kỷ thứ VII, VIII. Hai chiếc đại hồng chung được đúc vào thời Tự Đức, chuông nặng 200 kg. Trên chuông khắc một bài văn bia ca ngợi chốn danh lam thắng tích, nhắc lại truyền thuyết vớt được tượng Quan Âm.

Trong những năm tháng kháng chiến, chùa đã trở thành cơ sở cách mạng, nuôi dấu che chở cán bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa là nơi hội họp của Chi bộ Đảng lãnh đạo nhân dân chống lại các cuộc càn quét của địch, bí mật đưa đón cấp trên về chỉ đạo chiến đấu.

Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Quan Âm Tự bị phá huỷ gần như hoàn tồn, cổng tam quan chỉ cịn lại phần cổng chính.

Năm 1991, với tinh thần trở về cội nguồn, giữ gìn một di sản văn hố q báu, các tín đồ trung thành với giáo chủ Thích ca, đã đóng góp của xây dựng lại ngôi chùa khang trang như hiện nay.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)