Địa điểm: Xã Hạ Trạch Huyện Bố Trạch Tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 128 - 129)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và đường hàng

không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới – Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Hạ Trạch.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Hạ Trạch.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Hạ Trạch.

- Điện thoại liên lạc:

+ Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844 + Phịng Văn hố Thơng tin Huyện Bố Trạch: 052.3862258 + UBND Xã Hạ Trạch: 052.3866900

THÀNH NHÀ NGO Di tích thành luỹ Chăm Di tích thành luỹ Chăm

Điểm tham quan, nghiên cứu

- Giá trị lịch sử của di tích:

Thành Nhà Ngo có nhiều tên gọi khác nhau như thành Uẩn Áo, theo sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An thì gọi là Thành Ninh Viễn, còn Khâm Định Việt sử thì chép: "ở hợp lưu sơng Kiến Giang và một nhánh sông con từ làng Mỹ Thổ chảy xuống, có những luỹ đất hình thành một tứ giác rộng lớn gọi là thành Lồi”. Nhà Khảo cổ học người Pháp M.C.PaVis, trong cuốn sách "Các cơng trình

nghiên cứu người Chăm" cho biết: "Mặt Bắc và Nam của thành xây bằng đá đẽo hình vng. Ở phía Nam do một cuộc đào tìm đã phát hiện được một cái tượng bằng sa thạch, khơng có đầu, chỉ cịn một cánh tay ở vai và cổ tay, tay nắm chặt một vật bị vỡ, khơng rõ bức tượng đó về sau thất lạc chổ nào". Thành Nhà Ngo nằm trong khu vực tiếp giáp giữa hai làng Uẩn Áo và Qui Hậu thuộc xã Liên Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.

Đến với Uẩn Áo hơm nay, chúng ta thấy thành có hình chữ U, phía trống là phía Tây, nơi có sơng Kiến Giang chảy qua. Thành có chiều dài khoảng 400 m, chiều rộng 200 m, chân thành rộng 20 m, mặt thành rộng 10 m, cao 3 m. Về kết cấu phía, dưới cùng là một lớp đá cuội lớn, tiếp đến là lớp gạch, trên cùng là một lớp đất sỏi lẫn với gạch vụn. Đây là các vật liệu mà người Chăm thường dùng để xây đắp thành luỹ, trong đó gạch có kích thước, hình dáng, màu sắc giống với loại gạch Chăm ở những cơng trình khác.

Có ý kiến cho rằng, thành này trước đây khơng thuộc loại thành phịng thủ của Vương quốc Chămpa mà do một thị tộc lớn của người Chăm xây dựng lên để biểu hiện thế lực của mình. Ngày nay, ở thơn Thuận Trạch phía Nam thành Nhà Ngo cịn có hậu duệ lâu đời của người Chăm họ Trà sinh sống. Mặc dù họ đã "Việt hố" hồn tồn, nhưng vẫn tự nhận con cháu dòng dõi Chăm từ xa xưa có mặt ở vùng đất này. Có thể thấy, các di tích thành luỹ Chăm đều dựa vào hình thế núi sơng hiểm yếu để xây dựng các tuyến phịng thủ nhằm đối phó với các cuộc tấn cơng từ ngồi Bắc vào.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)