Địa điểm: Phường Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, đường hàng

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 50 - 52)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, đường hàng

không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới – Phường Nam Lý.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới . Tõ Thành phố Đồng Hới – Phường Nam Lý.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới. Tõ Thành phố Đồng Hới – Phường Nam Lý.

- Điện thoại liên lạc:

+ Phịng Văn hóa Thơng tin Thành phố Đồng Hới: 052.3825835 + UBND Phường Nam Lý: 052.3840692

GA KẺ RẤY Di tích cách mạng Di tích cách mạng

Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Di tích ga Kẻ Rấy là nơi diễn ra sự kiện thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên trên đất Quảng Bình. Đây là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt lịch sử quan trọng của phong trào cách mạng ở Quảng Bình.

Ngày 23-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, xứ uỷ Trung kỳ cũng được thành lập, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đảng trong các tỉnh miền Trung. Tại 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, đồng chí Lê Viết Lượng xứ uỷ viên được xứ uỷ Trung kỳ giao trách nhiệm xây dựng các tổ chức Đảng ở Quảng Bình, ngày 22-4-1930 đồng chí đến ga Kẻ Rấy (Hồn Lão) là nơi hẻo lánh, xa dân cư, đây là một vị trí rất thuật lợi cho việc phối họp, bí mật. Tại đây, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập trên cơ sở Ban vận động Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Chi bộ gồm 3 đồng chí: Điện, Ga và Duyệt. Đồng chí Duyệt làm Bí thư phụ trách chung và trọng tâm là phong trào công nhân xe lửa ga Thuận Lý.

Đồng chí Ga phụ trách vận động cơng nhân xe lửa đoạn Phúc Tự đến ga Thọ Lộc. Đồng chí Dương Đình Dư (bí danh là Duyệt) phụ trách vận động nông dân và thanh niên ở vùng Tổng Hoàn Lão.

Chi bộ đã tổ chức rãi truyền đơn, treo cờ Đảng trong các ngày lễ 1-5; tổ chức đấu tranh của công nhân, nông dân ở Hoà Duyệt, đường tỉnh lộ 2 và làng Hoàn Phúc. Chi bộ cịn vận động nơng dân trong nhiều làng đấu tranh đòi giảm sưu thuế, chia lại công điền công thổ. Tiêu biểu có các cuộc đấu tranh ngày 1-6-1930 tại xóm Nậy, thơn Võ Thuận; tháng 7-1930, Chi bộ vận động hơn 500 dân phu các làng Hoàn Lão, Hoàn Phúc, Vạn Lộc đang làm đường tỉnh lộ 2 bãi công; tháng 8-1930, gần 1.000 nơng dân làng Hồn Phúc kéo đến đình làng đấu tranh khơng cho bọn Bùi Huy Tín mưu toan chiếm 500 ha ruộng đất. Cuối tháng 8-1930, Chi bộ đã xây dựng được tổ Nông hội đỏ ở làng Lý Hồ; phát triển Đảng trong cơng nhân đường sắt ở ga Ngân Sơn và Sa Lung.

Trước những hoạt động cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, bộ máy chính quyền bảo hộ và tay sai ở Quảng Bình vơ cùng hoang mang lo sợ. Bằng các thủ đoạn khủng bố, mua chuộc hết sức thâm độc, tìm mọi

cách dập tắt phong trào và đến tháng 5-1931 các đảng viên trong Chi bộ ga Kẻ Rấy lần lượt sa vào tay giặc. Đây là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng ở Quảng Bình nói chung và Bố Trạch nói riêng.

Ga Kẻ Rấy hiện giờ khơng cịn nữa, nhưng ở trong khn viên di tích Đảng bộ và chính quyền huyện Bố Trạch đã xây dựng một bia di tích để tưởng niệm về sự ra đời và hoạt động của Chi bộ Kẻ Rấy.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)