Địa điểm: Xã Quảng Vă n Huyện Quảng Trạch Tỉnh Quảng Bình Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và đường hàng

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 113 - 114)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và đường hàng

không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Quảng Văn.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Quảng Văn.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Quảng Văn.

- Điện thoại liên lạc:

+ Công ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hố Thơng tin Huyện Quảng Trạch: 052.3513448 + UBND Xã Quảng Văn: (052).585260-585320

ĐÌNH LŨ PHONG Di tích kiến trúc và lịch sử Di tích kiến trúc và lịch sử

Điểm tham quan, nghiên cứu

- Giá trị lịch sử của di tích:

Đình làng Lũ Phong được xây dựng vào năm 1542 (năm Nhâm Dần) dưới triều Mạc Hiếu Tơng, niên hiệu Ngun Hồ, thập niên nhà Hậu Lê, thế kỷ XVI.

Đình Lũ Phong xây dựng chưa được bao lâu thì cuộc chiến tranh kéo dài hai thế kỷ mà sơng Gianh là giới tuyến khốc liệt. Đình Lũ Phong ở sát tả ngạn sơng Gianh đã bị huỷ hoại.

Dưới triều đại vua Quang Trung, cùng với bao đình, đền, miếu mạo khác ở hai bờ sơng Gianh, đình làng Lũ Phong cũng được xây dựng lại bằng tranh tre.

Đến năm Nhâm Ngọ 1822, đời vua Minh Mạng, Thượng thư nhà Nguyễn là Phạm Xuân Quế, người làng Lũ Phong được triều đình cử đi dẹp giặc phương Nam, tử trận anh hùng, vua Minh Mạng nhớ ơn mà ban sắc chỉ cho dân làng Lũ Phong rước linh vị Phạm Thượng Khanh từ Huế về thờ làm Thành hoàng. Đồng thời, vua ra chỉ dụ ban cho thêm đất và tiền bạc để làm lại đình với quy mơ lớn, đình lúc này có Tiền Đình, Hậu đình, văn miếu, võ miếu.

Đình làng Lũ Phong được dùng làm nơi hội họp, cúng tế, rước sắc phong... Mỗi năm làng Lũ Phong có ba kỳ tế lễ được tổ chức rất linh đình (18 tháng giêng, đại lễ vào tháng 6, lễ cơm mới vào tháng 10).

Đình Lũ Phong cịn gắn liền với những sự kiện lịch sử qua các thời kỳ của địa phương, của huyện Quảng Trạch và của tỉnh Quảng Bình. Là nơi diễn ra sự kiện thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Lũ Phong - Chi bộ đầu tiền của huyện Quảng Trạch; Nơi thành lập Ban vận động thống nhất Đảng bộ huyện, thành lập Uỷ ban khởi nghĩa... Đặc biệt đình cịn là nơi diễn ra cuộc đấu tranh sôi nổi, giành thắng lợi của nơng dân Lũ Phong chống tệ "phì điền tiều cấp". Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình là nơi hội họp, huấn luyện quân sự, nơi trú quân của bộ đội địa phương. Đình cịn là nơi cất giấu hàng trăm tấn hàng hố, vũ khí... để vận chuyển vào tiền tuyến miền Nam.

Chiến tranh đã huỷ hoại gần như hồn tồn đình Lũ Phong, chỉ cịn lại nền đình. Hiện vật đình Lũ Phong còn lại là: Hai cấu đối sơn son thiếp vàng treo ở đình, một số lư hương bằng đá, bia chùa làng làm bằng đá lèn xanh (kích thước 0,6 x 1,2 x 0,2m) và một số trống…

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)