- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và hàng không.
+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Quảng Long.
+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Quảng Long.
+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Quảng Long.
- Điện thoại liên lạc:
+ Cơng ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844
+ Phịng Văn hố Thơng tin Huyện Quảng Trạch: 052.3513448 + UBND Xã Quảng Long: (052).515342-513062
ĐÌNH THUẬN BÀI Di tích kiến trúc và lịch sử Di tích kiến trúc và lịch sử
Điểm tham quan
- Giá trị lịch sử của di tích:
Đình Thuận Bài được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVI, để ghi nhớ công lao khai khẩn của Đường Quốc Công Trần Đạt - người có cơng giúp Giản Định Đế và Trùng Quang khởi nghĩa, giúp Lê Lợi đánh giặc Minh. Lúc đầu đình được làm bằng vật liệu tranh tre. Đến giữa thế kỷ XVI, đình được xây dựng lại theo lối kiến trúc triều Nguyễn. Ngoài việc để tưởng nhớ các vị tiền bối đã có cơng lập làng, đình cịn là nơi vui chơi, sinh hoạt văn hoá mang đậm màu sắc truyền thống, là nơi rước sắc phong các vị đỗ đạt cao và cũng là nơi ghi dấu nhiều dấu ấn lịch sử.
Năm 1888, vua Hàm Nghi bị giặc Pháp bắt tại Tuyên Hoá và dẫn về giam tại đồn Thuận Bài. Trước sức đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân địa phương chúng buộc phải để nhà vua gặp mặt dân làng và đình Thuận Bài là điểm cuối cùng nơi vua Hàm Nghi dừng chân tại Quảng Bình trước khi ơng bị đày đi biệt xứ.
Trong những năm khởi nghĩa giành chính quyền, đình là nơi tổ chức các buổi diễn thuyết tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, nơi tập trung lực lượng huấn luyện chuẩn bị tham gia cướp chính quyền. Ngày 23-8- 1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Thuận Bài, đình được làm trụ sở của Uỷ ban hành chính kháng chiến xã.
Thời kỳ trứng nước của cách mạng, đình là nơi tổ chức quyên góp qua các "tuần lễ đồng", "tuần lễ vàng". Đặc biệt, đình là cơ sở cho đoàn 365 tập trung đánh thắng trận tập kích đồn Mỹ Hồ.
Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, đình Thuận Bài trở thành một trong những trạm trung chuyển ở tuyến Bắc sơng Gianh. Đây là điểm đổ chính của các tàu chở gạo, xăng dầu, đạn dược trước khi qua phà Gianh để vận chuyển vào Nam, đình là một điểm trong hệ thống đường mịn Hồ Chí Minh trên đất Quảng Bình.
Đình làng Thuận Bài đã trở thành một di tích gắn bó máu thịt với mỗi người dân vùng đất tuyến đầu Bắc sông Gianh. Đặc biệt là biểu tượng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trên vùng đất tuyến lửa Quảng Bình trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đình cịn là một di tích văn hố thể hiện rõ bản sắc phong tục tập quán của người dân Thuận Bài thơng qua các sinh hoạt văn hố mang tính cộng đồng làng xã.