Địa điểm: Xã Xuân Ninh; Xã Hiền Ninh Huyện Quảng Ninh Tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 33 - 34)

Bình

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và đường hàng

không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Xuân Ninh (bờ Bắc) ; Xã Hiền Ninh (bờ Nam).

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Xuân Ninh (bờ Bắc) ; Xã Hiền Ninh (bờ Nam).

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Xuân Ninh (bờ Bắc) ; Xã Hiền Ninh (bờ Nam).

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hóa Thơng tin Huyện Quảng Ninh: 052.3872790 + UBND Xã Xuân Ninh: 052.3936231

+ UBND Xã Hiền Ninh: 052.3936273

BẾN PHÀ GIANH

Di tích lịch sử, di tích chiến tranh cách mạng Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Bến phà Gianh nối đôi bờ sông Gianh, được xây dựng vào năm 1886 nhằm phục vụ cho công cuộc khai phá thuộc địa của thực dân Pháp. Nơi đây đã từng chứng kiến nhiều sự kiện trong lịch sử dân tộc như chiến tranh Đại Việt - Chămpa; Trịnh - Nguyễn phân tranh; chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Từ năm 1954, bến phà Gianh bắt đầu thực hiện sứ mệnh đích thực của mình, vận chuyển hàng hố, xe và hành khách qua sơng phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 1960, ngoài bến phà cũ, bến phà Gianh mới được xây dựng cách bến cũ 5 km về phía thượng lưu.

Năm 1964, đế quốc Mỹ đã mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, lúc này bến phà Gianh có một vị trí chiến lược quan trọng, nên đây được coi là "toạ độ lửa", là "túi bom" mà đế quốc Mỹ thả xuống nhằm chặt đứt sự chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc vào tiền tuyến lớn miền Nam. Cuộc chiến đấu trên bến phà Gianh là cuộc đọ sức quyết liệt 8 năm liền của lực lượng dân quân ở các xã nằm hai đầu bến phà như Quảng Thuận, Quảng Phúc, Hạ Trạch, Thanh Trạch... Trong 8 năm đó, những năm 1965 - 1968 và 1972 là những mốc thời gian có tính thử thách khốc liệt nhất. Không quân, hải quân Mỹ đã liên tiếp dội xuống bến phà hàng nghìn tấn bom đạn. Bình quân mỗi m2 mặt nước và mặt bến phải hứng chịu một tấn bom đạn của đế quốc Mỹ. Đặc biệt chúng còn sử dụng bom laze, từ trường, napan đánh vào phương tiện vượt sông, phá huỷ 47 chiếc phà, 39 ca nô, 78 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh... Khó khăn, gian khổ như thế song bến phà Gianh vẫn đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt, chi viện kịp thời cho tiền tuyến miền Nam với khẩu hiệu hành động: "Đầu đội bom, chân bám phà, tay lái, tay súng, miệng hát bài ca chiến thắng". Từ năm

1965 - 1975, cán bộ, chiến sĩ bến phà Gianh đã thực hiện việc đưa hàng chục ngàn chuyến phà vượt sông Gianh, chuyên chở hơn 2 triệu lượt xe, hàng triệu tấn hàng hoá, hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ vào Nam ra Bắc... hoàn thành sứ mệnh vẽ vang của mình nối liền huyết mạch Bắc - Nam góp phần vào sự nghiệp thống nhất đất nước. Sau ngày thống nhất đất nước, cầu Gianh tiếp tục sứ mệnh đảm bảo giao thơng của mình phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Năm 1998, cầu Gianh được khánh thành, và đây cũng là lúc bến phà Gianh kết thúc vai trị lịch sử của mình.

Ngày nay, trên địa điểm bến phà Gianh tượng đài kỷ niệm chiến thắng sông Gianh được xây dựng.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)