Địa điểm: Xã Tiến Hoá huyện Tuyên Hoá tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 88 - 89)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Tuyên Hoá (Thị trấn Đồng Lê) – Xã Tiến Hoá.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Tuyên Hoá (Thị trấn Đồng Lê) – Xã Tiến Hố.

+ Đường hàng khơng: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Tuyên Hoá (Thị trấn Đồng Lê) – Xã Tiến Hoá.

- Điện thoại liên lạc:

+ Công ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hóa Thơng tin Huyện Tun Hố: 052.3684543 + UBND X· Tiến Hoá: 052.3670076-670608

LÊ MÔ KHẢI

Đền thờ và lăng mộ danh tướng Cần Vương

Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Lê Mơ Khởi sinh ra ở làng Cao Lao Hạ, nay là xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học và có tinh thần yêu nước.

Lúc nhỏ, Ơng có tên là Lê Ngọc Thành, năm 15 tuổi đã thông thạo về thi văn, kinh, phú, truyện. Được thụ giáo nền đạo đức nho học, tiếp nhận sự hiếu trung trong gia phong nên khi lớn lên Ơng là người cơng, chính, đức hạnh và đã chọn sự hiếu trung làm đạo đức ở đời.

Năm 26 tuổi, Ông đỗ cử nhân. Dưới triều vua Tự Đức thứ 14 (1861) Ông đã từng giữ chức quan Bố Chính ở Hải Dương.

Tình hình đất nước lúc bấy giờ rất phức tạp, rối ren, thực dân Pháp lấn chiếm khắp nơi, triều đình Huế đi hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, nên ông Lê Mô Khởi quyết định treo ấn từ quan.

Trở về quê, Ông vừa là người thầy của nhiều học trị xuất sắc vừa là người có cơng lao trong việc mở mang xóm làng, xây dựng thuần phong mỹ tục ở quê hương. Dù vậy, Ơng vẫn ln theo dõi tình hình biến động ở kinh đơ Huế và Ơng

rất đau lòng khi chỉ hơn một năm (từ 20-7-1883 đến 2-8-1884) mà triều đình Huế đã 4 lần thay đổi ngôi vua.

Khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, cùng với nhiều sĩ phu yêu nước khác Lê Mô Khởi đã khởi xướng chiêu mộ nghĩa sĩ tổ chức thành một đội quân và cho xây đắp đồn luỹ, xây dựng căn cứ chống Pháp ở Trại Nái. Nghĩa quân của Ông nhiều phen làm cho giặc Pháp khiếp sợ. Nhưng trong một cuộc chiến đấu không cân sức, nghĩa quân Trại Nái bị thua và tan rã. Lê Mô Khởi quyết định lên miền Tây Quảng Bình tìm gặp vua Hàm Nghi để phò vua, giúp nước. Tại đây, Ông được phong làm Tán lương quân vụ.

Sau này khi vua Hàm Nghi bị bắt, Ông quy tụ một số nghĩa quân cùng phối hợp với nghĩa quân của Phan Đình Phùng ở Hương Khê nhiều lần đã chống lại cuộc hành quân lớn của giặc Pháp tấn công lên miền Tây Quảng Bình hịng dập tắt phong trào Cần Vương, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề trong các lần tấn cơng đồn Khe Ve.

Năm 1896, Ơng lâm bệnh nặng và mất ở quê nhà, hưởng thọ 60 tuổi. Sau khi Ông mất, nhân dân làng Cao Lao Hạ lập đền thờ để tưởng niệm công lao của ông đối với q hương, đất nước... Ngơi đền đó có tên gọi là "Đền Bổn Thổ". Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đền khơng cịn nữa nhưng lăng mộ và những tư liệu sử sách viết về Ông, về tinh thần yêu nước của Ơng có giá trị lịch sử và tầm quan trọng đặc biệt trong công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)