Địa điểm: Xã Hiền Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 77 - 79)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Hiền Ninh.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Hiền Ninh.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Hiền Ninh.

- Điện thoại liên lạc:

+ Công ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hóa Thơng tin huyện Quảng Ninh: 052.3872790 + UBND Xã HiÒn Ninh: 052.3936273

SỞ CHỈ HUY - BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI KỲ 1965-1973 TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI KỲ 1965-1973

Di tích kháng chiến chống Mỹ

Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Sở chỉ huy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình đảm nhiệm vai trò quan trọng là nơi hoạch định kế hoạch, là trung tâm chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang chiến đấu trên mặt trận Nam quân khu IV và chiến trường Nam Lào, Trung Lào nói chung, trên địa bàn Quảng Bình nói riêng.

Dưới thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ" và leo thang phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt nhằm ngăn chặn mọi chi viện của miền Bắc và bạn bè Quốc tế vào miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta. Chỉ trong tháng 2- 1965, đế quốc Mỹ liên tiếp mở hai chiến dịch "Mũi lao lửa I, II" ồ ạt ném bom vào Thành phố Đồng Hới. Tháng 3 năm 1965, để kịp thời đảm bảo sự chỉ đạo chỉ huy chiến đấu và phối hợp các lực lượng chiến đấu, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chuyển sở chỉ huy đóng tại trung tâm Thành phố Đồng Hới lên đồi Mỹ Cương thuộc xã Nghĩa Ninh. Đây là một vị trí có tầm chiến lược qn sự, có tầm nhìn bao qt, thuận lợi về giao thông liên lạc. Từ đây cơ quan đầu não của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh có thể chỉ đạo, chỉ huy toàn bộ lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn. Đến tháng 6-1966 cơng việc xây dựng Sở Chỉ huy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình được hồn tất với hệ thống hầm hào kiên cố, 7 hầm và 1 nhà khách.

Tại trụ sở Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ Tư lệnh tiền phương quân khu IV, Bộ Tư lệnh các chiến dịch đường 9 Nam Lào, chiến dịch Trị Thiên và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình đã trực tiếp, chỉ đạo, chỉ huy các hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang trên địa bàn Nam quân khu IV, chiến trường Trị Thiên và mặt trận Trung Lào. Cũng tại đây, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã chỉ đạo chỉ huy quân dân trong tỉnh phố hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực chiến đấu vừa bắn cháy, bắn

rơi, bắn chìm nhiều máy bay, tàu chiến Mỹ, đảm bảo thông đường, thông xe, thông hàng, chỉ huy các đơn vị bộ đội địa phương, dân công tự vệ phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chiến trường Trị - Thiên, Trung - Lào thời kỳ 1968-1972. Sở chỉ huy quân sự tỉnh còn là nơi làm việc của Thường vụ Tỉnh uỷ với các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quân đội và các đoàn khách quốc tế.

Qua hơn 7 năm bám trụ tại đồi Mỹ Cương, Sở chỉ huy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình vẫn vững vàng trong lịng đất, hồn thành nhiệm vụ, vai trò sứ mệnh lịch sử của mình, góp phần vào chiến cơng chung của dân tộc, xứng đáng là một địa danh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)