Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, đường hàng

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 45 - 47)

hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Lương Ninh.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Lương Ninh.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Lương Ninh.

- Điện thoại liên lạc:

+ Công ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hóa Thơng tin Huyện Quảng Ninh: 052.3872790 + UBND Xã Lương Ninh: 052.3872181

ĐỊA ĐIỂM THÀNH LẬP TRUNG ĐOÀN 18 Di tích lịch sử cách mạng Di tích lịch sử cách mạng

Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Ngày 18 tháng 4 năm 1949, Bộ Tư lệnh Liên khu IV ra quyết định thành lập Trung đoàn 18, nhằm tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời tạo nên sức mạnh liên kết đẩy phong trào chiến tranh du kích lên một bước mới. Lễ thành lập Trung đoàn 18 tổ chức long trọng tại Cời, xã Đồng Hố, có đại diện của Tỉnh uỷ, Uỷ ban kháng chiến hành chính và trước sự chứng kiến của hàng nghìn dân Tun Hố. Đồng chí Phùng Duy Phiên được cử làm Trung đồn trưởng, đồng chí Võ Thúc Đồng làm chính trị viên Trung đồn, đồng chí Nguyễn Hồng làm Trung đồn phó và đồng chí Tống Thái giữ chức tham mưu trưởng Trung đoàn.

Nơi thành lập Trung đoàn 18, ghi lại sự kiện mang giá trị lịch sử tiêu biểu về sự ra đời của Trung đoàn 18 và những chiến cơng của Trung đồn anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

- Địa điểm: Xã Đồng Hoá - Huyện Tuyên Hố - Tỉnh Quảng Bình.

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, đường hàng

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Tuyên Hoá (Thị trấn Đồng Lê) – Xã Đồng Hoá.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Tuyên Hoá (Thị trấn Đồng Lê) – Xã Đồng Hoá.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Tuyên Hoá (Thị trấn Đồng Lê) – Xã Đồng Hoá.

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hóa Thơng tin Huyện Tun Hố: 052.3684543 + UBND Xã Đồng Hóa: 052.3684688

ĐƯỜNG 12A

Di tích kháng chiến chống Mỹ: Bãi Dinh, Cha Lo, Cổng Trời, Đèo Mụ Dạ, Đồi 37, Hang Dơi, Hang Tiên…

Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Đường 12A có chiều dài 44 km, từ ngã ba Khe Ve (xã Hoá Thanh, huyện Minh Hoá) theo hướng Tây Bắc đến Đèo Mụ Dạ giáp biên giới Việt - Lào. Trước năm 1966, đường 12A là con đường duy nhất vượt Trường Sơn nên bị đánh phá khốc liệt. Tiêu biểu nhất trong khu di tích này là Khe Tang, La Trọng, Bãi Dinh, Cha Lo, Cổng Trời...

*La Trọng là một khu vực trọng điểm bao gồm có ngầm, đèo có tên "La Trọng" ở Km số 6 - Km 8 đường 12 là nơi có khe trung chuyển.

Vào mùa khô năm 1965-1966, địch bắt đầu đánh sập cầu La Trọng. Từ năm 1966-1968 địch đánh tập trung chặn ở suối lớn La Trọng, gây sình lầy ở thung lũng Mít mấy năm liền. Mỗi tháng trong năm 1968 có lúc chúng huy động trên 900 lần chiếc máy bay đánh phá, gây tắc đường 3 km.

Trong lúc xăng dầu chi viện cho tuyến 559 ở phía trước bị đứt quảng, nhưng lực lượng bộ đội và thanh niên xung phong có từ 900 - 1.400 người đã có lúc cõng xăng bằng ba lô, ống bương vượt qua trọng điểm, rộp cả lưng, vẫn chưa đáp ứng cho lực lượng xe chuyển vào chiến dịch. Việc chuyển xăng qua La Trọng cấp cứu cho lực lượng xe bị tắc đường trong tháng đã có trên 60 cán bộ, chiến sĩ, bộ đội và thanh niên xung phong hy sinh.

*Bãi Dinh: Một trọng điểm trên đường 12 ở Km 28 và 29, thuộc địa phận xã Dân Hoá. Đồng bào các dân tộc ở đây như Khùa, Mày, Sách, Rục, Lào và Kinh đã cùng bộ đội, thanh niên xung phong bám trụ đánh địch, phục vụ lực lượng xe

vận chuyển và các lực lượng hành quân ra các chiến trường. Đội phẫu thuật của bộ đội điều trị 14 anh hùng đã cấp cứu hàng trăm ca bị trọng thương. Nhiều bộ đội và thanh niên xung phong đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

*Khe Tang: Nằm trên trục đường 15 và đường 12 nối nhau. Ở đây tính bình qn mỗi năm từ 1965-1968 địch đã dùng 12.000 lần chiếc máy bay oanh tạc, cứ mỗi chiếc đỗ xuống từ 6-8 tấn bom, cầu Khe Tang bị đánh sập. Trung đồn 58 cơng binh đã bắc cầu qua sơng bằng dây cáp lót ván nhưng vẫn bị đánh nhiều lần nên phải tổ chức vượt hai điểm ngầm. Ở đây có lúc cao điểm mỗi tháng địch dùng 600 chiếc máy bay oanh tạc tới bỏ đủ các loại bom, nhưng quân và dân ta vẫn đảm bảo hành lang tuyến đường chi viện ra phía trước và chiến đấu bắn rơi tại chỗ nhiều máy nay địch đảm bảo giao thông, bảo vệ khu vực kho xe, hàng hoá.

*Khu vực Đồi 37, Cha Lo, Cổng Trời, Hang Dơi, Hang Tiên ở Km 36 - Km 37,5 trên trục đường 12 có các kho xăng dầu, các công sự ngầm đúc bằng bê tông kiên cố. Đồn Cha Lo và Tiểu đồn 929 bộ đội biên phịng, Tiểu đoàn 14 quân khu IV đã từng chốt giữ bảo vệ biên giới và an ninh khu vực, bảo vệ đường ống và bắn rơi nhiều máy bay địch. Nơi đây đã ghi sâu bao chiến công oanh liệt cùng sự hy sinh của hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong và nhân dân địa phương, đảm bảo thông đường cho xe ra chiến trường. Trong đó nổi bật với khẩu hiệu: "Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến", "Nhằm thẳng quân thù, bắn" của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)