- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, đường hàng
không.
+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Cảnh Dương.
+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Cảnh Dương.
+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Cảnh Dương.
- Điện thoại liên lạc:
+ Công ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844
+ Phịng Văn hóa thơng tin huyện Quảng Trạch: 052.3513448 + UBND X· Cảnh Dương: 052.3595203
CỰ NẪM
Di tích chiến tranh cách mạng
Điểm tham quan, du lịch cộng đồng
- Giá trị lịch sử của di tích:
Cự Nẫm một vùng đất giàu truyền thống cách mạng của huyện Bố Trạch, đây cũng là một trong những mẫu làng chiến đấu anh dũng của tỉnh Quảng Bình. Ngày 23-7-1947, Quảng Bình bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Cự Nẫm trở thành một vị trí chiến lược quan trọng nằm trên đường liên lạc bí mật của tỉnh và là chiếc áo giáp ngồi của vùng tự do Bố Trạch và cả tỉnh. Xác định rõ vị trí quan trọng của Cự Nẫm, quán triệt quan điểm kháng chiến của Đảng, Huyện uỷ Bố Trạch chỉ đạo Đảng bộ Cự Nẫm dồn sức vào việc rào làng, đào giao thông hào, đắp công sự, tổ chức lại lực lượng dân quân, du kích sẵn sàng đánh trả lại giặc Pháp. Cự Nẫm là một điển hình trong phong trào xây dựng làng chiến đấu, xuất hiện đầu tiên ở Quảng Bình.
Thấy rõ vị trí xung yếu của Cự Nẫm, sau khi chiếm được thị trấn Hoàn Lão và một số xã ven quốc lộ 1A, trung tuần tháng 4-1947 thực dân Pháp mở cuộc hành quân lên chiếm Cự Nẫm, với âm mưu chiếm được Cự Nẫm sẽ cắt đứt được sự phối hợp chiến đấu giữa hai miền Nam, Bắc Quảng Bình đồng thời cơ lập cơ quan lãnh đạo của tỉnh ở vùng tự do Tuyên Hoá và Quảng Trạch. Song thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân. Trong gần một năm từ tháng 4-1947 đến tháng 3-1948, Cự Nẫm phải đối phó với hơn 26 cuộc càn quét với nhiều hướng của địch. Nhân dân Cự Nẫm chiến đấu kiên cường, giữ đất giữ làng và lập được nhiều chiến công xuất sắc. Mở đầu là chiến thắng Cồn Nán, tiếp
đến là chiến thắng Rú Nguôn, Cồn Tre... Đặc biệt là chiến thắng Cồn Khê, du kích Cự Nẫm đánh bật hai đại đội địch bảo vệ hơn 1.500 đồng bào bị chúng vây bắt.
Lo sợ "một làng chiến đấu kiểu mẫu" như Cự Nẫm sẽ phát triển ra nhiều nơi ở Quảng Bình nên địch quyết dốc lực lượng để đánh vào Cự Nẫm các ngày 1, 2 và mồng 3-4-1948. Chúng huy động 350 quân và bắt thêm 200 thường dân làm bia đỡ đạn, trang bị đại bác 75 ly, 12 xe Jép, 30 ô tô, 7 ca nô, chia thành 4 mũi tấn công vào Cự Nẫm. Sau 3 ngày chiến đấu ngoan cường, quân và dân Cự Nẫm đã tiêu diệt được gần 100 tên địch, phá hỏng 4 xe quân sự, 1 ca nô.
Tháng 2-1951, trước tinh thần cách mạng vô song, sự chống trả quyết liệt của quân và dân Cự Nẫm, thực dân Pháp buộc phải rút quân khỏi Cự Nẫm và các vị trí như Cồn Trc, Hạ Lời...
Sau hồ bình 1954, Cự Nẫm được xây dựng thành một căn cứ vững chắc trên miền Tây Quảng Bình trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Cùng với những chiến công vang dội trong kháng chiến chống Pháp và những thành tích to lớn trong chống Mỹ, Cự Nẫm vinh dự được Quốc hội tặng cờ và tuyên dương "Cự Nẫm anh hùng".
Cự Nẫm đã đóng góp được nhiều kinh nghiệm quý báu về xây dựng làng xã chiến đấu, là niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ làng, là nguồn động viên, cổ vũ cho thế hệ hôm nay và mai sau.