- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, hàng không.
+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Nhân Trạch.
+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã NhânTrạch.
+ Đường hàng khơng: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Nhân Trạch.
- Điện thoại liên lạc:
+ Công ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844 + Phịng Văn hóa Thơng tin huyện Bố Trạch: 052.3862258 + UBND X· Nhân Trạch: 052.3862134
HOÀNG HỐI KHANH Lăng mộ và Miếu thờ Lăng mộ và Miếu thờ
Điểm tham quan
- Giá trị lịch sử của di tích:
Lăng mộ và miếu thờ Hoàng Hối Khanh được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ VI (1845), đến nay đã được trùng tu lại vài lần. Toàn bộ lăng mộ và miếu thờ xây đăng đối theo đường thần đạo, có mặt bằng hình chữ nhật, xung quanh có tường bao bọc.
Hồng Hối Khanh sinh vào khoảng nữa đầu thế kỷ XIV, ở vùng quê hiếu học, có thuần phong mỹ tục là huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Với truyền thống của gia đình trí thức và q hương văn hố, Ơng được gia đình cho học hành đến nơi đến chốn, Ông đỗ tiến sĩ năm 1384, dưới thời vua Trần Phế Đế.
Danh tướng Hoàng Hối Khanh là một nhân vật khá đặc biệt trong lịch sử nước ta thời kỳ cuối thế kỷ XIV và những năm đầu thế kỷ XV. Từ khi bước ra sân khấu chính trị (1384) đến tuẫn tiết (1407), trên 23 năm làm quan, trong đó có 16 năm dưới triều Trần Mạt và 7 năm ở vương triều Nhà Hồ, Ơng đã có những đóng góp rất lớn trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế. Ông đã cùng Hồ Quý Ly chèo chống trước sự rệu rã của xã hội cuối triều Trần và hiểm hoạ xâm lăng đang đến gần. Tháng 7- 1407, Hoàng Hối Khanh bị quân địch bắt, để giữ được khí tiết trung qn ái quốc, Ơng đã tự vẫn.
Sau này, Ông được các vua Nguyễn Phong Sắc: "Đặc Tấn phụ quốc, Thượng tướng quân, Tăng kiết tiết linh thơng Hồng quận cơng, Tước phong dực bảo trung hưng linh phù đoan túc tôn thần".
- Địa điểm:
+ Lăng mộ thuộc thôn Đại Giang, xã Trường Thuỷ - huyện Lệ Thuỷ - tỉnh Quảng Bình.
+ Miếu thờ nằm ở thôn Hà Thanh, xã Phong Thuỷ - huyện Lệ Thuỷ - tỉnh Quảng Bình.
- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, hàng không.
+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Trường Thuỷ; Xã Phong Thuỷ.
+ Đường bộ: Từ Hà Nội (TP Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Trường Thuỷ; Xã Phong Thuỷ.
+ Đường hàng khơng: Từ Hà Nội (TP Hồ Chí Minh) - TP Đồng Hới – Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Trường Thuỷ; Xã Phong Thuỷ.
- Điện thoại liên lạc:
+ Cơng ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844 + Phịng Văn hóa Thơng tin Huyện Lệ Thủy: 052.3863613 + UBND Xã Trường Thủy: 052.3882116
+ UBND Xã Phong Thủy: 052.3882599
HOÀNG KẾ VIÊM
Lăng mộ danh tướng chống Pháp
Điểm tham quan
- Giá trị lịch sử của di tích:
Hồng Kế Viêm sinh ngày 21-9 năm Canh Thìn (29-8-1820) con cụ Hồng Kim Sán làm quan ở triều Gia Long có tiếng thơng minh, đức độ, hiếu trung vẹn toàn, khi mất được thờ ở đền Hiền Lương tại kinh đô Phú Xuân. Danh tướng Hồng Kế Viêm có cơng lao trong những ngày đầu nhân dân ta chống sự đơ hộ của thực dân Pháp. Ơng đỗ cử nhân vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), được vua chọn làm phị mã, lấy cơng chúa Hương La. Năm 1846, Ơng được bổ làm quan Bộ Lại. Năm 1852 làm án sát Ninh Bình. Tiếp đó, năm 1854 giữa lúc Kinh đô Huế xảy vụ lật đổ ngôi vua của Hồng Bảo, Hoàng Kế Viêm lại được điều đi làm Bố chính tỉnh Thanh Hố và năm 1859, trong lúc thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mơ vào Sài Gịn, triều đình lại điều Ơng đi nhận chức Tuần Vũ tỉnh Hưng
Yên. Giữa năm 1862, đầu năm 1863 Hoàng Kế Viêm lại được triều đình điều động vào làm Tổng đốc An Tỉnh (Nghệ An và Hà Tĩnh). Năm 1870, Hoàng Kế Viêm được triệu về kinh đợi nhận nhiệm vụ mới. Hoàng Kế Viêm được Tự Đức cử ra Bắc với chức vụ: Lạng - Bằng - Ninh - Thái Thống đốc Quân vụ Đại thần, trực tiếp chỉ huy quân thứ Tam Tuyên cùng với Tôn Thất Thuyết lo ổn định tình hình
Trong thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam ở thế kỷ XIX hiếm có nhân vật nào trong triều Nguyễn đã đi suốt chiều dài của lịch sử đó như Hồng Kế Viêm. Chưa có ai nếm trải như Hoàng Kế Viêm từ khi tiếng súng xâm lược mở màn cho tới lúc hạ màn (1855-1889). Ơng đã có những chiến cơng hiển hách: Hai lần giết Tổng chỉ huy quân Pháp tại Ô Cầu Giấy - Bắc Kỳ và hai lần buộc địch phải trả lui Hà Nội cho triều đình. Ngồi tài trí dùng binh khiển tướng, Ơng cịn để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học do Ông soạn thảo, chỉ tiếc rằng chiến tranh đã tiêu huỷ hết, khơng cịn bản nào. Những tác phẩm ấy có thể kể tên như sau: "Tiên công sử, biệt lục" (lịch sử về cụ Hoàng Kim Sán). "Bạt, gia huấn ca" (bia khắc lời bạt của Ông vào văn bia gia huấn ca của họ Hồng), bia này hiện cịn, đó là di cảo duy nhất của Ơng cịn để lại.
Ông mất vào ngày 8-4-1909 tại quê nhà, thọ 90 tuổi.
Hiện nay, khn viên lăng mộ Hồng Kế Viêm được trùng tu.