Địa điểm: Huyện Tuyên Hoá; Huyện Minh Hoá Tỉnh Quảng Bình Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, đường

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 47 - 48)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, đường hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Trung tâm huyện Tuyên Hoá (Thị trấn Đồng Lê); Trung tâm huyện Minh Hoá (Thị trấn Quy Đạt).

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Tuyên Hoá (Thị trấn Đồng Lê); Trung tâm huyện Minh Hoá (Thị trấn Quy Đạt).

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Tuyên Hoá (Thị trấn Đồng Lê); Trung tâm huyện Minh Hoá (Thị trấn Quy Đạt).

- Điện thoại liên lạc:

+ Công ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hóa Thơng tin Huyện Tun Hố: 052.3684543 + Phịng Văn hóa Thơng tin Huyện Minh Hóa: 052.3572461

ĐƯỜNG 10

Di tích kháng chiến chống Mỹ

Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Đường 10 được nối với đường 15A từ ngã ba Áng Sơn vào đến Bắc đường 9 ở phía Tây Quảng Trị. Con đường này cịn có tên là "20 tháng 7" - mang ý nghĩa ngày ký Hiệp định Giơnevơ, lập lại hồ bình ở ba nước Đơng Dương.

Với khí thế "địch phá ta cứ đi" 6.000 thanh niên xung phong của các tỉnh phía Bắc là lực lượng chủ yếu tham gia làm đường. Tháng 12 năm 1967, toàn bộ lực lượng tập kết ở ngã ba Áng Sơn nơi đầu tuyến xuyên qua khe Giữa. Đây là nơi ghi dấu ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ trên mặt trận giao thông vận tải.

Trên tuyến đường này, 6.000 con người đã chiến đấu hàng năm trời dưới bom đạn và trong những điều kiện vơ cùng thiếu thốn, trong đó có trên 200 người đã ngã xuống một cách oanh liệt, gần 700 người mang thương tật suốt đời.

Đến giữa năm 1968, lực lượng thanh niên xung phong đã làm xong hơn 40 km đường 10, được lệnh rút thay quân. Đầu năm 1969, công trường này giao lại cho Ban 67 do đồng chí Lê Như Cảnh phụ trách. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban 67 giai đoạn này là nâng cấp, mở đường một chiều thành hai chiều, thường xuyên bảo đảm thông tuyến.

Đến tháng 12 năm 1972, các đơn vị thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến được chọn lọc lại, bàn giao tuyến đường 10 cho Đoàn 559 phụ trách.

Con đường 10 là mồ hôi xương máu của bao chiến sĩ, đông bào ta đã đóng góp vào đó. Đường 10 hình thành, đã thêm một tuyến chiến lược mới, góp sức chi viện cho chiến trường miền Nam, đặc biệt là góp phần vào chiến dịch Đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)