Địa điểm: Thị trấn Ba Đồ n huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và đường hàng

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 98 - 99)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và đường hàng

không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới – Thị trấn Ba Đồn.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Thị trấn Ba Đồn.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Thị trấn Ba Đồn.

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hố Thơng tin huyện Quảng Trạch: 052.3513448 + UBND Thị trấn Ba Đồn: 052.3515827-512435

BÀU KHÊ Di chỉ khảo cổ học Di chỉ khảo cổ học

Điểm tham quan, nghiên cứu

- Giá trị lịch sử của di tích:

Di chỉ Bàu Khê phân bố trên một gị cát ven bàu nước ngọt cách sông Gianh 5 km về phía Nam, cách bờ biển khoảng 3 km về phía Tây thuộc địa phận làng Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch và được M.Colani khai quật vào năm 1936.

Công việc khai quật của M.Colani ở Bàu Khê không thực hiện theo những phương pháp khoa học mà mang tính chất "săn tìm cổ vật". Do vậy mà đến nay khơng có một tài liệu nào ghi chép hoặc một bản vẽ về trắc diện của hố khai quật, chỉ biết rằng di chỉ này phân bố trên một bãi đất cát trắng, tầng văn hố có màu đen thẩm, tầng đất là cát trắng, khá bằng phẳng. Hiện vật thu được của Di chỉ Bàu Khê gồm 93 hiện vật đá, 67 hạt chuổi bằng thuỷ tinh chưa cao và 2 chiếc rìu đồng có họng tra cán và một số đồ gốm thơ độ nung chưa cao, loại hình khá đa dạng, trang trí hoa văn dấu thừng, khắc vạch và tô màu đỏ giống như cách trang trí của đồ gốm ở Di chỉ Bàu Tró.

Đến tháng 5-1974, Viện Khảo cổ đã tiến hành điều tra lại Di chỉ Bàu Khê. Tầng văn hố ở Bàu Khê đã bị phá huỷ hồn tồn, đã nhặt được 2 rìu đá có vai, 2 rìu đá hình thang, 1 phác vật rìu đã có vai, 1 số mảnh tách và mảnh gốm giống như di chỉ Bàu Tró.

Đặc biệt, trên quảng đường từ Bàu Khê ra quốc lộ 1A, Đoàn đã phát hiện được một thế đồng ở trên bãi cát. Thế cao 19 cm, đường kính miệng 26,5 cm, đường kính đáy 18 cm. Trên miệng và thân trang trí ba dải hoa văn, mỗi dải gồm các đường tròn tiếp tuyến, các đường chỉ nổi và các chấm nổi tạo thành. Những người phát hiện đã cho rằng thế đồng này thuộc kiểu thế văn hố Đơng Sơn và khẳng định nền văn hố Đơng Sơn có thể mở rộng về phía Nam tỉnh Quảng Bình. Di chỉ Bàu Khê giúp chúng ta hiểu hơn bức tranh khảo cổ học tiền sử - sơ sử trên mảnh đất quê hương Quảng Bình phong phú và đa dạng như thế nào.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)