Địa điểm: Xã Thanh Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 99 - 100)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và đường hàng

không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới – Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Thanh Trạch.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Thanh Trạch.

+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Thanh Trạch.

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844 + Phịng Văn hóa Thơng tin huyện Bố Trạch: 052.3862258 + UBND X· Thanh Tr¹ch: 052.3655470

CỒN NỀN

Di chỉ khảo cổ học thời đại đồ đồng

Điểm tham quan, nghiên cứu

- Giá trị lịch sử của di tích:

Di chỉ Cồn Nền cách di chỉ Ba Đồn I 5km về phía Tây - Bắc thuộc thơn Pháp Kệ, xã Quảng Phương, phạm vi phân bố rộng chừng 1,5 km2, nằm dọc theo các doi cát. Di chỉ Cồn Nền được phát hiện tháng 4-1981 và đã trải qua một lần thám sát và ba lần khai quật.

Khai quật lần thứ nhất vào tháng 3-1982 với diện tích 129 m2, được chia thành 3 hố. Tầng văn hố có màu vàng thẩm, có nơi đen thẩm, chỗ dày nhất là

50cm, mỏng nhất là 35cm, sinh thổ là cát trắng và tương đối bằng phẳng. Hiện vật thu được khá phong phú cả đồ đá lẫn đồ gốm.

Đồ đá: Có 39 rìu; 33 bàn mài; 28 mảnh rìu, bơn; 12 bàn nghiền; 6 phác vật rìu và 52 viên thổ hồng. Đồ gốm có 9.169 mảnh.

Khai quật lần thứ hai vào tháng 3 – 1985 trên diện tích 100 m2. Kết quả khai quật đã thu được 1 bộ sưu tập đồ đá, đồ gốm và đồ đồng khá phong phú. Sưu tập đồ đá chiếm vị trí chủ đạo, bao gồm 6 cuốc và 65 rìu, bơn, đục các loại. Về đồ gốm đã thu được 1.264 mảnh gốm dạng "chân chạc" và đặc biệt là 4 mảnh nồi nấu đồng.

Khai quật lần thứ ba từ 11-9 đến 20-9-1998 với diện tích 80 m2 ở hai hố. Tầng văn hoá dày 30-35 cm. Hiện vật thu được trong tầng văn hố: 22 rìu bơn tứ giác; 33 mảnh vỡ, mảnh tước rìu bơn; 10 hịn nghiền, chày nghiền ngũ cốc, 19 bàn mài; 2 bàn nghiền; 9 hạt chuổi (dây chuyền đeo cổ); 2 mảnh vỡ vòng tay đá; 2 viên cúng... Hoa văn trên gốm chủ yếu là văn thừng thô, văn thừng mịn...

Với những tư liệu qua ba lần khai quật, với những hiện vật thu được về đồ đồng, đồ đá, đồ gốm đã minh chứng rằng cư dân Cồn Nền đã định cư cách đây từ 3.500 đến 4.000 năm. Cồn Nền như là một mắt xích trong mối quan hệ giữa hai thời đồ đá và đồ đồng ở Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung. Những yếu tố muộn hơn, khác biệt với các di chỉ của văn hố Bàu Tró, ở Cồn Nền có ý nghĩa khoa học đối với việc nghiên cứu quá trình chuyển biến của cư dân nguyên thuỷ trên đất Quảng Bình từ thời đại dã man sang thời đại văn minh trong bước đầu sơ kỳ kim khí.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 99 - 100)