DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 97 - 98)

Phục vụ tham quan và nghiên cứu khoa học

BA ĐỒN I, II Di chỉ khảo cổ học học Di chỉ khảo cổ học học

Điểm tham quan, nghiêm cứu

- Giá trị lịch sử của di tích:

Di chỉ Ba Đồn I nằm ở bên trái đường quốc lộ 1A vào thị trấn Ba Đồn và được trường Đại học Tổng hợp Huế khai quật vào tháng 4-1980 và tháng 2 - 1981. Di chỉ Ba Đồn II phân bố trên một doi cát cổ, cách tả ngạn sông Gianh gần 1 km về phía Bắc và được Viện Khảo cổ học phối hợp với trường Đại học Tổng hợp Huế khai quật vào tháng 5-1986. Hiện vật thu được rất phong phú, trong đó:

Đối với Di chỉ Ba Đồn I:

*Về đồ đá: Có 54 chiếc rìu, bơn, 2 lưỡi dao rạch, 3 phác vật rìu, 1 phác vật cuốc 2 mũi nhọn, 1 bàn dập, 7 hòn kê, 6 chày nghiền, 2 vòng tay, 56 bàn mài các loại, 2 khuyên tai, hàng trăm mảnh tước...ở đây rìu bơn đá có vai chiếm đa số (46/54) cũng giống như di chỉ Bàu Tró, phần lớn cơng cụ rìu bơn ở đây được chế tác từ đá Silíc vẩy sét và sau khi dùng mòn hay gãy được đẽo lại phần lưỡi.

Phác vật cuốc có kích thước lớn, gần giống như cuốc đá ở di chỉ Bãi Phôi Phối Hà Tĩnh. Bàn mài có hai loại, loại có rảnh và loại hình máng. Về mặt hình dáng khuyên tai thu được ở hố thám sát giống với vòng khuyên tai loại I và loại VI trong văn hoá Phùng Nguyên.

*Về đố gốm: Đã thu được hơn 80.000 mảnh, một số đồ đựng, đồ trang sức. Một số loại hình đồ gốm ở Ba Đồn I là bát, đĩa, cốc, nồi...Phân loại mảnh miệng cho thấy về cơ bản đồ gốm Ba Đồn I giống đồ gốm di chỉ Bàu Tró. ở Ba Đồn I cũng phổ biến loại gốm có tai, chất liệu đồ gốm Ba Đồn I về cơ bản giống với gốm Bàu Tró, phổ biến nhất là loại xám nâu.

Gần 98% mảnh gốm ở Ba Đồn I được trang trí hoa văn, trong đó hoa văn dấu thừng chiếm 95% cịn lại là các đồ án, hoa văn khắc vạch, chấm dải... Điều thú vị là có một số đồ án, hoạ tiết rất gần gủi với các đồ án, hoa văn khắc vạch ở đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên.

Kết quả thám sát cho thấy di chỉ Ba Đồn I mang đầy đủ các đặc trưng của di chỉ Bàu Tró. Do đó, có thể xếp di chỉ Ba Đồn I vào văn hố Bàu Tró.

Đối với Di chỉ Ba Đồn II:

*Sưu tập đá gồm: 247 tiêu bản, trong đó: 1 cuốc tứ giác; 7 rìu tứ giác; 2 rìu có vai; 12 bơn tứ giác, 3 bơn có vai; 13 phế rìu bơn; 170 bàn mài rảnh; 23 bàn mài lõm lòng máng, 3 hòn ghè; 5 hòn kê; 8 mảnh tước.

*Đồ gốm thu được: 16.010 mảnh của các loại hình nồi, bình, bát, cốc, mâm bồng và mảnh "chạc gốm". Qua thống kê phân loại chúng tơi thấy loại hình và chất liệu gốm ở di chỉ Ba Đồn II về cơ bản giống Ba Đồn I và Cồn Nền.

Xét tổng thể di vật đá và gốm cũng như đặc điểm di tích cho ta thấy rằng Ba Đồn I, II là nơi cư trú của cư dân hậu kỳ thời đại đá mới - sơ kỳ kim khí, thuộc nhóm di tích khảo cổ học Bàu Tró trên đất Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 97 - 98)