Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt và hàng không.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 129 - 131)

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) – Ga Đồng Hới – Thành phố Đồng Hới - Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Liên Thuỷ. + Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới - Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Liên Thuỷ.

+ Đường hàng khơng: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) – Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Lệ Thuỷ (Thị trấn Kiến Giang) – Xã Liên Thuỷ.

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844 + Phịng Văn hố Thơng tin Huyện Lệ Thuỷ: 052.3863613 + UBND Xã Liên Thuỷ: 052.3882524

TRUY VIỄN ĐƯỜNG Di tích kiến trúc và lịch sử Di tích kiến trúc và lịch sử

Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Vào khoảng năm 1681 dưới thời Lê Trung Hưng, đền Truy Viễn Đường được xây dựng. Khu đền có diện tích khoảng 300 m2. Đền có 3 gian lợp ngói liệt, kiến trúc cịn mang dáng vẻ cổ xưa, ở đây cịn lưu giữ bức hồnh phi, 4 cặp câu đối, có lư hương cổ và đặc biệt ở gian giữa đền có táng mộ cụ cố Quận công Nguyễn Khắc Minh, là người khai sinh ra dòng họ Nguyễn Khắc ở Vĩnh Phước, Quảng Lộc và là một vị tướng dưới thời Lê - Trịnh. Đền Truy Viễn Đường là nơi thờ Thành hoàng làng và truyền thống văn võ song tồn của dịng họ Nguyễn Khắc. Đây là dịng họ có nguồn gốc từ dịng họ khoa bảng Nguyễn Thái Bảo có lịch sử trên 500 năm ở thôn Hoa Kinh, xã Nhân Mục (nay là xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Cụ Thuỷ tổ là Nguyễn Khắc Uẩn (1474 -1554), được vua Lê phong "Thái bảo đặc tước phủ quốc thượng tướng quân, thượng trụ quốc". Ông nội Nguyễn Khắc Minh là Nguyễn Khắc Trung - là tiến sĩ lưỡng khoa (dưới thời Lê, Mạc) làm quan đến chức Thừa sứ. Bố là Nguyễn Khắc Tuấn, làm quan dưới hai triều Thành tổ và Văn tổ (tức Trịnh Tùng và Trịnh Tráng) đời nhà Lê. Ông làm quan đến chức Thị Lang, phong tước Lai Quận công. Nguyễn Khắc Minh sinh năm 1613, là con thứ 3 của ông Nguyễn Khắc Tuấn với bà vợ ba Nguyễn Thị Chuẩn người làng Thị Lệ, châu Bố Chính. Nguyễn Khắc Minh ở lại với mẹ tại quê ngoại, lập ra chi họ Nguyễn Khắc ở Quảng Bình từ đầu thế kỷ XVII.

Sinh thời Nguyễn Khắc Minh là một nhân vật xuất chúng, văn võ song toàn (Tiến sĩ - Quận cơng). Ơng làm quan dưới triều vua Lê - Chúa Trịnh từ chức Cẩm y vệ, Chưởng vệ, Đề đốc, Thượng tướng quân đến Lại Bộ thượng thư. Trong đó có thời gian ông đảm nhiệm việc cai quản vùng Bắc Bố Chính (tức huyện Quảng Trạch, Tuyên Hoá ngày nay). Nguyễn Khắc Minh mất ngày 26-9 năm Đinh Sửu, lúc sinh thời ngày 15-6 niên hiệu Vĩnh Trị thứ 5 (đúng hơn là niên hiệu Chính Hồ năm thứ 2 đời vua Lê Huy Tơng) 1681, ông lập nhà thờ họ Nguyễn Khắc và đặt ra đất hương hoả tại thôn Vĩnh An, xã Thị Lệ. Khi ơng mất, vì lịng tơn kính, ngưỡng mộ và tưởng nhớ cơng đức của ơng nhân dân và con cháu đem mộ của ông vào an táng ở từ đường. Ngôi từ đường này được con cháu gọi với tôn danh là "Truy Viễn Đường". Dưới triều Nguyễn có rất nhiều sắc phong cho ơng như: Sắc phong ngày 1-7 năm Đồng Khánh thứ 2-1886; 11-8 năm Duy Tân thứ 3-1909; 25-7 năm Khải Định thứ 9-1924...

Là con trai thứ 3 của Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Khắc Kỉnh cũng đã làm rạng rỡ dịng tộc mình bằng những chiến cơng và nhân cách cao cả. Ơng nổi tiếng có võ nghệ cao cường, được chúa Trịnh phong làm Thượng tướng quân và được giao cai quản vùng Bắc Bố Chính. Trong một trận giao chiến với chúa Nguyễn, ông bị tử trận. Ở đền thờ vẫn cịn lưu giữ được sắc phong cho ơng của vua Khải Định (25-7-1924).

Ngồi ra dịng họ Nguyễn Khắc trong các đời kế tiếp đều có người làm quan như: Doãn cung hầu Nguyễn Khắc Nhượng; Khánh trung hầu Nguyễn Khắc Tiễn; Cửu phẩm văn giai Nguyễn Khắc Chương...

Truyền thống khoa bảng, văn võ song tồn của dịng họ Nguyễn Khắc đã trở thành một dòng chảy xuyên suốt từ cụ Thuỷ tổ cho đến ngày nay.

Đền Truy Viễn Đường ngồi những giá trị văn hố - nghệ thuật cịn gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng. Trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đền là một trong những địa điểm hoạt động, hội họp của những chiến sĩ cộng sản trung kiên. Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, nơi đây dùng để đạn dược, vũ khí của dân quân để tiếp viện ra trận địa phịng khơng. Ở trong khn viên của đền, địa phương đã làm ngôi nhà hầm, là điểm sinh hoạt chính trị của Đảng bộ và chính quyền sở tại.

Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đền Truy Viễn Đường vẫn cịn lại khá ngun vẹn, đây là một di tích q, tiêu biểu cịn lại rất ít trên đất Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)