- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: Đường bộ, đường sắt, hàng không.
+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới– Xã Lương Ninh.
+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) – Xã Lương Ninh.
+ Đường hàng không: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới - Trung tâm huyện Quảng Ninh (Thị trấn Quán Hàu) - Xã Lương Ninh.
- Điện thoại liên lạc:
+ Công ty cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844
+ Phịng Văn hóa Thơng tin huyện Quảng Ninh: 052.3872790 + UBND X· Lương Ninh: 052.3872181
LÊ TRỰC
Nhà thờ và Mộ danh tướng Cần Vương
Điểm tham quan
- Giá trị lịch sử của di tích:
Danh tướng Cần Vương Lê Trực người làng Thanh Thuỷ, phủ Quảng Trạch (nay là xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá) đỗ Tiến sĩ (tam giác tiến sĩ võ), nguyên làm lãnh
binh Hà Nội, khi tướng Henri Rivier hạ thành, tổng đốc Hoàng Diệu tự tử, Lê Trực bị triều đình cách chức.
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương chống Pháp, Lê Trực tập hợp nghĩa quân khởi nghĩa ở vùng sông Gianh, lấy của xui trong vùng núi Thanh Thuỷ làm căn cứ, Ơng được Tơn Thất Thuyết cho khơi phục nguyên hàm. Nghĩa quân của Lê Trực phát triển mạnh mẽ, hoạt động rộng khắp, đã tổ chức được nhiều cuộc tấn cơng lớn, nhỏ, đánh tập kích vào đồn bốt địch như ở Ba Đồn, Quảng Khê... Nghĩa quân cũng đã phối hợp lực lượng với các nghĩa quân ở phía Nam và phía Bắc tỉnh đánh phá các trọng điểm quan trọng của địch, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề. Tiêu biểu là trận đánh đêm 9 rạng 10 tháng 5 năm 1886, nghĩa quân Lê Trực đột nhập thành Đồng Hới, đốt phá doanh trại địch, giết tên bố chánh gian ác Nguyễn Đình Dương. Tuyến đường Đồng Hới - Ba Đồn và các đường liên huyện đều bị nghĩa quân phong toả, phục kích chặn đánh làm tiêu hao nhiều sinh lực địch.
Thực dân Pháp hết sức hoang mang trước sự tấn công mạnh mẽ của nghĩa quân. Nhiều lần chịu thất bại trước lịng dũng cảm, mưu trí của nghĩa quân, thực dân Pháp trở nên điên cuồng, chúng tổ chức nhiều cuộc càn quét, xây dựng thêm đồn bốt nhằm tiêu diệt nghĩa quân.
Trước tình hình đó, Lê Trực vẫn tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân tấn công và chống trả lại các cuộc càn quét của địch. Đêm 20-2-1887, Lê Trực tập trung quân công phá dữ dội đồn Minh Cầm, tuy rằng không tiêu diệt được đồn nhưng nghĩa quân đã làm cho thực dân Pháp một phen hoảng sợ.
Đêm 18 rạng 19-6-1887, quân Pháp tập kích vào vùng núi Thanh Thuỷ, nơi căn cứ của nghĩa quân Lê Trực. Hai bên đánh nhau quyết liệt nhưng do lực lượng mỏng, vũ khí thơ sơ, nghĩa quân buộc phải rút quân khỏi căn cứ. Sau trận tập kích, nghĩa quân Lê Trực bị mất hơn một nửa, tuy vậy, Lê Trực vẫn tiếp tục cùng những người còn lại chiến đấu. Nghĩa quân chuyển sang tổ chức các trận đánh nhỏ như đánh đồn Hoà Ninh (Quảng Hoà, Quảng Trạch), đồn Hương Phương (Quảng Phương, Quảng Trạch), giết nhiều tên tay sai, làm cho bọn việt gian hết sức run sợ.
Tháng 11-1888, Pháp tổ chức cuộc tấn công lên thượng nguồn sông Gianh, đầu não của phong trào Cần Vương, vua Hàm Nghi bị bắt. Phong trào Cần Vương dần dần lắng xuống và tan rã. Tuy phong trào Cần Vương thất bại, nhưng hình ảnh những văn thân yêu nước, hình ảnh Đề đốc Lê Trực không phai mờ trong lịch sử chống Pháp của nhân dân ta vào cuối thế kỷ XIX.
Lê Trực mất ở quê nhà Thanh Thuỷ. Năm 1912, để tưởng nhớ một người con vì dân, vì nước, bà con q hương Ơng đã góp cơng, góp của xây dựng nhà thờ và lăng mộ Lê Trực. Nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc nhà Nguyễn. Qua hai cuộc chiến tranh và thiên nhiên khắc nghiệt, nhà thờ bị hư hỏng nhỏ, nhưng đã được bà con tu sửa vào năm 1968 và 1985.
Hiện nay, Di tích nhà thờ và lăng mộ Đề đốc Lê Trực cịn khá ngun vẹn, có giá trị trong việc nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc điển hình của một kiểu nhà thờ ở làng quê Việt Nam nói chung, ở Quảng Bình nói riêng.