Địa điểm: Xã Hải Trạch Huyện Bố Trạch Tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 115 - 117)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và hàng không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới – Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Hải Trạch.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Hải Trạch.

+ Đường hàng khơng: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới– Trung tâm huyện Bố Trạch (Thị trấn Hoàn Lão) – Xã Hải Trạch.

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844 + Phịng Văn hố Thơng tin Huyện Bố Trạch: 052.3862258 + UBND Xã Hải Trạch: 052.3864218

ĐÌNH MINH LỆ Di tích kiến trúc và lịch sử Di tích kiến trúc và lịch sử

Điểm tham quan, nghiên cứu

- Giá trị lịch sử của di tích:

Đình làng Minh Lệ xây dựng vào năm Bảo Đại Nhị Niên (1923). Đình thờ vị Thành hồng làng ở gian giữa và 4 vị thần tổ ở hai gian bên. Vị Thành hoàng là Trương Huy Trọng, quê ở Hải Dương. Dưới triều Lê vâng mệnh triều đình, ơng đưa quân vào trấn giữ vùng Thuận Hoá, chiêu dân lập ấp, đánh dẹp giặc Lồi (Chiêm Thành). Do có cơng lớn trong việc mở mang, khai phá vùng đất phía Nam nên năm 1792 vua Lê phong sắc cho ông "Cai Tri Trương tước hầu" và cho ông xây dựng lăng mộ và nhà thờ tại làng. Bốn vị thần tổ được thờ trong đình là những người đỗ đạt, có danh tiếng, có cơng lao đối với q hương, đất nước. Các vị tổ đều được các triều đại phong kiến phong sắc. Vị tổ họ Trương được phong là "Tri Vân đơng hầu Trương Q Cơng". Vị tổ họ Hồng được phong "Huỳnh Đệ bộ lại Hồng Q Cơng". Vị tổ họ Trần được phong "Trần võ Tướng quý công". Vị tổ họ Nguyễn được phong "Tiến sĩ lại khoa Nguyễn Q Cơng".

Đình Minh Lệ không những là nơi thờ tự hội họp của làng mà còn gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu của quê hương, đất nước qua các thời kỳ.

Trong những ngày hoạt động bí mật của Đảng và thời kỳ vận động giải phóng dân tộc tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, đình là nơi các chiến sỹ cộng sản đi lại truyền đạt những chủ trương đường lối của Đảng, vận động, tuyên truyền giáo dục quần chúng chuẩn bị cho việc đánh đổ ách thống trị của bù nhìn tay sai. Tại đình làng Minh Lệ liên tiếp diễn ra những buổi quyên góp vàng bạc với "tuần lễ vàng", "tuần lễ đồng" cho tồn quốc kháng chiến.

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, tại đình làng, Chi bộ Đảng Cộng sản của làng Minh Lệ được thành lập, đây cịn là nơi cất dấu vũ khí, là nơi huấn luyện dân quân tự vệ, nơi cán bộ cấp trên về tổ chức hội họp và tổ chức những trận tập kích hay chống càn bảo vệ quê hương. Trong kháng chiến chống Mỹ, những chuyến hàng từ trăm nẻo Bắc vào Nam ra, những đoàn quân hành quân vào

Nam đều dừng chân tại Minh Lệ. Đình Minh Lệ trở thành trạm giao liên, nơi trú quân, nơi tập kết cất dấu vũ khí, lương thực đảm bảo sự chi viện lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Ngày nay, đình được phục hồi, tơn tạo và thực sự là nơi sinh hoạt văn hoá - tính ngưỡng cộng đồng của làng Minh Lệ nói riêng, vùng Nam Quảng Trạch nói chung.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)