Địa điểm: Xã Quảng Sơ n huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 91 - 93)

- Đường đến: Bằng 3 loại phương tiện: đường bộ, đường sắt và đường hàng

không.

+ Đường sắt: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Ga Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Quảng Sơn.

+ Đường bộ: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xó Quảng Sơn.

+ Đường hàng khơng: Từ Hà Nội (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Đồng Hới – Trung tâm huyện Quảng Trạch (Thị trấn Ba Đồn) – Xã Quảng Sơn.

- Điện thoại liên lạc:

+ Cơng ty Cổ phần Du lịch Quảng Bình: 052.3828844

+ Phịng Văn hố Thơng tin huyện Quảng Trạch: 052.3513448 + UBND Xã Quảng Sơn: 052.3585088-3585247

NGUYỄN HÀM NINH Lăng mộ Lăng mộ

Điểm tham quan

- Giá trị lịch sử của di tích:

Nguyễn Hàm Ninh sinh ngày 11-2-1808, người làng Phù Kinh sau dời đến làng Trung Ái rồi đổi là Trung Thuần, tổng Thuận Phong, huyện Bình Chánh, nay là Trung Thuần, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch.

Nguyễn Hàm Ninh thi đỗ tú tài năm 21 tuổi. Ba năm sau tại khoa thi Tân Mão (1831) Ông đỗ giải Nguyên trường Thừa Thiên. Với học vị đó, Ơng được bổ làm Hậu bổ tỉnh Nghệ An một thời gian rồi được cử giữ chức Tri huyện Lục Ngạn thuộc phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh nay là Bắc Giang. Năm 1833, ông vào kinh đô Phú Xuân giữ chân Quốc học độc thư rồi sau đó, tăng làm Chư sụ phủ Tân Nhân. Năm 1840 nhân một sơ sót gì đó, ơng bị bãi chức về làng.

Khi vua Minh Mạng mất, Thiệu Trị lên ngôi, nhớ đến người bề tôi giỏi giang cũ, nhà vua gọi ông vào giữ chức Hành tẩu ở Nội Các. Đây là giai đoạn hanh thông duy nhất trong q trình ra làm quan ngắn ngủi của ơng. Ông lần lượt được thăng chức Viên ngoại Bộ Hình, Lang trung Bộ Lễ rồi cuối năm 1846, Thư án sát tỉnh Khánh Hồ. Sau đó một thời gian Ơng làm việc tại Sở Tu thư. Năm 1848 Ông xin cáo quan về quê. Đời làm quan của Nguyễn Hàm Ninh, như vậy chỉ có trên dưới 15 năm mà đến 4 bận phải bãi chức xin về. Như ơng nói trong "Tĩnh trai Tam thư" là giữa tính tình ơng và con đường làm quan ln có mâu thuẫn. Một con người ngay thẳng, không say mê giàu sang, không cúi đầu trước ngang trái thì làm sao đứng lâu dài trong quan trường được. Ông sẵn sàng chấp nhận mọi giá để giữ trọn khí tiết và đạo đức của mình.

Tuy đường làm quan không được hanh thông như vậy, nhưng về mặt văn chương Nguyễn Hàm Ninh lại có một sự nghiệp khơng nhỏ với ba tác phẩm lớn "Tĩnh trai thi tập", "Tĩnh trai văn tập", "Phản thúc ước". Bao trùm lên tất cả thơ ơng đó là một lịng u dân nồng cháy, một tinh thần yêu nước thiết tha và một nếp sống n bần, bình dị như chính cuộc đời ơng vậy. Thơ Nguyễn Hàm Ninh

còn biểu lộ nhiều nét cao đẹp khác trong tư tưởng và hành động của ông, chẳng hạn như sự đối xử rất tình nghĩa với bạn bè, không kể người cao sang hay kẻ nghèo khó mà mối cảm tình sâu đậm đối với mỗi vùng đất đã ở, nhất là quê hương Quảng Bình. Nguyễn Hàm Ninh xứng đáng là một danh nhân văn hoá của Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung.

Nguyễn Hàm Ninh mất ngày 9-1-1868. Ngôi mộ của ông nằm trong cánh rừng hoa dẻ thuộc xã Quảng Lưu, Quảng Trạch - Đầu "gối" đỉnh Nhân Sơn, chân "gác" mái Trường Sơn.

Một phần của tài liệu Sổ tay du dịch Quảng Bình (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)