Vịnh lịch sử là vịnh có bờ thuộc một hoặc nhiều quốc gia, có chiều rộng cửa vịnh lớn hơn 4 hải lý (nếu bờ thuộc một quốc gia) Vịnh Bắc bộ là vịnh lịch sử chung giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 26 - 28)

II. Chế độ pháp lý quốc tế của các vùng biển

2 Vịnh lịch sử là vịnh có bờ thuộc một hoặc nhiều quốc gia, có chiều rộng cửa vịnh lớn hơn 4 hải lý (nếu bờ thuộc một quốc gia) Vịnh Bắc bộ là vịnh lịch sử chung giữa Việt Nam và Trung Quốc.

(nếu bờ thuộc một quốc gia). Vịnh Bắc bộ là vịnh lịch sử chung giữa Việt Nam và Trung Quốc.

- Các đ−ờng cơ sở thẳng không đ−ợc kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ tr−ờng hợp ở đó có các đèn biển hoặc các thiết bị t−ơng tự th−ờng xuyên nhô trên mặt n−ớc hoặc việc vạch các đ−ờng cơ sở đó đã đ−ợc sự thừa nhận chung của quốc tế;

- Ph−ơng pháp đ−ờng cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không đ−ợc làm cho lãnh hải một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoăc một vùng đặc quyền kinh tế.

Vùng nội thuỷ là một bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia nằm d−ới quyền tài phán của quốc gia ven biển.

Chế độ pháp lý vùng nội thuỷ bao gồm tổng thể các nguyên tắc và các quy phạm đ−ợc quy định trong pháp luật của quốc gia ven biển trên cơ sở phù hợp với Luật quốc tế hiện tại. Trong đó, quốc gia ven biển có quyền quy định điều kiện hàng hải về thuế quan, b−u điện... Tất cả tàu bè n−ớc ngoài, quốc gia ven biển, các thể nhân và pháp nhân phải chấp hành các quy định đó.

Tàu thuyền của n−ớc ngoài vào vùng nội thuỷ phải đ−ợc sự đồng ý của quốc gia ven biển. Về nguyên tắc, quốc gia ven biển có quyền cấm bất cứ tàu thuyền n−ớc ngồi nào vào vùng nội thuỷ của mình. Tuy nhiên, để đáp ứng lợi ích kinh tế và các lợi ích khác của sự hợp tác quốc tế, nhiều quốc gia cho phép các tàu thuyền dân sự n−ớc ngồi có thể ra vào một số cảng của quốc gia ven biển (có quốc gia cơng bố số cảng mà tàu thuyền dân sự n−ớc ngồi đ−ợc phép ra vào, có quốc gia cơng bố một số cảng khơng cho phép các tàu đó ra vào) mà khơng cần xin phép tr−ớc.

Theo Công −ớc về Luật biển năm 1982, tàu thuyền n−ớc ngồi có thể vào vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển mà không cần xin phép trong các tr−ờng hợp bị thiên tai hoặc bị tai nạn hỏng hóc gây nguy hiểm cho ph−ơng tiện và tính mạng ng−ời trên tàu. Điều này hoàn toàn dựa trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, đáp ứng lợi ích phát triển sự hợp tác quốc tế phù hợp với những chuẩn mực nhân đạo quốc tế ngày nay.

Quốc gia ven biển cũng có quyền tuyên bố đóng cửa một vài cảng trong số các cảng đã mở ra cho tàu bè n−ớc ngồi hoặc đóng tất cả các cảng trên vùng một thời gian, tuyên bố một vùng nội thuỷ bất kỳ là vùng cấm đối với tàu thuyền n−ớc ngoài nếu nh− quốc gia ven biển xét thấy cần thiết cho lợi ích an ninh của mình. Tất cả những thay đổi trên cần phải đ−ợc tiến hành phù hợp với thông lệ quốc tế và theo một trình tự nhất định.

Khi cho phép tàu thuyền n−ớc ngồi ra vào vùng nội thuỷ của mình, quốc gia ven biển khơng có quyền thu bất kỳ loại lệ phí nào trừ các lệ phí từ dịch vụ (cho sử dụng các cơng trình nhân tạo, các ph−ơng tiện kỹ thuật khác...).

Tàu thuyền quân sự chỉ đ−ợc phép vào vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển theo giấy mời hoặc giấy cho phép qua con đ−ờng ngoại giao. Một số quốc gia chỉ yêu cầu thơng báo tr−ớc về việc đó. Quốc gia ven biển có quyền hạn chế số l−ợng tàu thuyền quân sự n−ớc ngồi và thời gian đỗ của các tàu đó tại vùng nội thuỷ.

Ngoài các vấn đề kể trên, quốc gia ven biển thực hiện quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền n−ớc ngoài đỗ tại vùng nội thuỷ. Trong vấn đề này, quốc gia ven biển có tồn quyền hành động đối với thể nhân, pháp nhân và các tài sản kể cả chính tàu thuyền nh− khi chúng ở trên đất liền, ở đây khơng có sự khác nhau nào cả. Trong đó, cũng nh− ở các vùng khác thuộc lãnh thổ quốc gia ven biển, tàu thuyền quân sự và loại tàu thuyền nhà n−ớc khác của quốc gia n−ớc ngoài đ−ợc h−ởng quyền −u đãi và miễn trừ ngoại giao.

Thông th−ờng quốc gia ven biển không thực hiện quyền tài phán dân sự (các vụ tranh chấp dân sự và lao động) giữa các thành viên của tàu. Quyền tài phán hành chính đ−ợc tiến hành nhằm điều tra xem xét các vụ vi phạm hành chính và các quy định khác của nhà chức trách. Thuyền tr−ởng và các nhân viên hạm đội tàu thuyền n−ớc ngồi phải chịu trách nhiệm hành chính về những vi phạm hành chính của mình, nh− vi phạm quy định của quân cảnh, hải quan, phòng cháy và các quy định khác ở cảng. Cũng nh− việc thực hiện quyền tài phán dân sự và hình sự, quốc gia ven biển miễn trách nhiệm hành chính cho các tàu thuyền quân sự và tàu thuyền nhà n−ớc của quốc gia khác không hoạt động th−ơng mại.

Mặc dù về nguyên tắc, tàu thuyền quân sự và các tàu thuyền nhà n−ớc của các quốc gia khác đ−ợc miễn quyền tài phán dân sự, hình sự và hành chính, song trong những tr−ờng hợp nghiêm trọng, quốc gia ven biển có quyền yêu cầu các tàu thuyền đó phải rời khỏi vùng nội thuỷ của mình và quốc gia có tàu trên phải chịu trách nhiệm bồi th−ờng thiệt hại cho quốc gia ven biển mà tàu thuyền của họ gây ra ở vùng nội thuỷ.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)