II. Liên Hợp Quốc
1. Lịch sử hình thành Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế phổ biến đ−ợc thành lập ngày 24-10- 1945 với chức năng cơ bản là giữ gìn hồ bình và an ninh thế giới, thúc đẩy sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế.
T− t−ởng về thành lập Liên Hợp Quốc đ−ợc hình thành trong khói lửa của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Tại cuộc gặp gỡ giữa các ngoại tr−ởng của ba quốc gia siêu c−ờng là Liên Xô, Anh và Mỹ, các ngoại tr−ởng đã ra tuyên bố về sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc tế phổ biến với trọng trách chủ yếu là gìn giữ hồ bình và an ninh nhân loại. Tại cuộc gặp Tê-hê-ran năm đó các ngoại tr−ởng trên lại một lần nữa khẳng định lại Tuyên bố trên. Tại Dum-bac-tơn tháng 9 năm 1944, các đại diện của ba n−ớc trên đã đ−a ra đề xuất sơ bộ về dự thảo Hiến ch−ơng của Liên Hợp Quốc.
Tháng 2 - 1945 tại Yanta (Cr−m), các đại diện của ba n−ớc đó đã quyết định về ngày và nơi tổ chức hội nghị để thông qua Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc. Ngày 25-4-1945 tại Xan-fran-xis-cô, các đại diện của 50 quốc gia đã đến dự hội nghị để bàn về vấn đề thành lập Liên Hợp Quốc.
Ngày 26 - 6 năm đó, các đại diện trên đã thoả thuận thông qua Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc. Tới ngày 24-10-1945 Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc có hiệu lực pháp lý. Bởi vậy hàng năm cứ tới ngày 24-10 cả thế giới kỷ niệm ngày thành lập Liên Hợp Quốc.
Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc là Bản Hiến pháp của cộng đồng bởi vì: thứ nhất, nó đ−ợc coi là văn bản mang tính chất chỉ đạo; thứ hai, Hiến ch−ơng điều chỉnh các vấn đề quan trọng đề cập tới sự sống còn của thế giới - vấn đề hồ bình và an ninh chung của nhân loại; thứ ba, Hiến ch−ơng đặt nền tảng cho sự an ninh tập thể; thứ t−, đó là Bộ luật về hành vi của các quốc gia trong sự hợp tác quốc tế về chính trị, quân sự, kinh tế, dân tộc, nhân đạo...