Đàm phán trực tiếp

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 105 - 107)

III. Các biện pháp cụ thể giải quyết tranh chấp

1. Đàm phán trực tiếp

Đàm phán trực tiếp là tiếp xúc trực tiếp giữa các bên hữu quan - chủ thể Luật quốc tế, để giải quyết những vấn đề mà các bên quan tâm. Trong tr−ờng hợp tranh chấp, các bên tham gia tranh chấp trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, thảo luận để tìm ra giải pháp hồ bình giải quyết tranh chấp. Đàm phán trực tiếp là biện pháp cơ bản hữu hiệu và thông dụng nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng cách trực tiếp trình bày quan điểm của mình và xem xét ý chí, quan điểm của bên đối thoại, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau. Do tầm quan trọng của biện pháp này, Điều 33 Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc đã đ−a biện pháp trực tiếp lên hàng đầu trong số các biện pháp.

Biện pháp này còn đ−ợc ghi nhận tại các điều −ớc quốc tế khác nh−: Điều lệ Tổ chức các n−ớc châu Mỹ (Điều 24), Điều lệ Tổ chức các n−ớc châu Mỹ (Điều 24), Điều lệ Tổ chức thống nhất châu Phi, Văn kiện cuối cùng của Hội nghị Henxinki, Công −ớc của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982... Thực tế quan hệ quốc tế cũng chứng minh rằng, biện pháp đàm phán trực tiếp là biện pháp hiệu quả và linh hoạt nhất trong các biện pháp hồ bình giải quyết tranh chấp.

Đàm phán trực tiếp có thể là một biện pháp do các bên tranh chấp tự lựa chọn hoặc do có sự hỗ trợ của các bên thứ ba thông qua việc áp dụng các biện pháp môi giới, trung gian, điều tra, hoà giải v.v... Đàm phán trực tiếp cũng có thể xảy ra trên cơ sở phán quyết của Toà án quốc tế đối với từng vụ việc tranh chấp cụ thể.

Đàm phán trực tiếp có thể diễn ra ở cấp độ khác nhau: giữa những ng−ời đứng đầu Nhà n−ớc, đứng đầu chính phủ hoặc giữa những đại diện có thẩm quyền của các bên.

Theo pháp Luật quốc tế hiện đại, đàm phán trực tiếp giữa các chủ thể pháp Luật quốc tế về bất kỳ vấn đề gì mà các bên cùng quan tâm giải quyết đ−ợc tiến hành trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, khơng đ−ợc gây sức ép, đe doạ d−ới bất kỳ hình thức nào, khơng vi phạm chủ quyền của các bên v.v... Về mặt thời gian và không gian, các bên tuỳ ý lựa chọn, xem xét trên cơ sở tính chất cấp bách của các tranh chấp mà quyết định thời hạn đàm phán.

Đàm phán có thể diễn ra d−ới hình thức đàm phán ở bàn hội nghị hoặc đàm phán thông qua một trung gian. Đàm phán ở bàn hội nghị đ−ợc áp dụng đối với tranh chấp hai bên và nhiều bên. Đàm phán ở bàn hội nghị đảm bảo cho các bên tham dự thể hiện đ−ợc quan điểm của mình, đảm bảo quyền lợi của các bên trực tiếp tham gia tranh chấp và các bên có lợi ích liên quan khác. Hội nghị Giơnevơ về Đơng D−ơng 1954 gồm có 13 n−ớc tham gia, Hội nghị Paris về Việt Nam, Hội nghị Pari 1989 về Cămpuchia với 19 n−ớc tham dự cùng với Tổng th− ký Liên Hợp Quốc đã sử dụng hình thức đàm phán tại bàn hội nghị. Hình thức này th−ờng đ−ợc các n−ớc ch−a đủ mạnh về tiềm lực quân sự, kinh tế sử dụng để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của các n−ớc, các tổ chức quốc tế và d− luận tiến bộ trên thế giới. Đàm phán thông qua trung gian là việc các bên tham gia tranh chấp không trực tiếp trao đổi quan điểm, lập tr−ờng, ý chí của mình mà thơng qua trung gian. Ví dụ: cuộc đàm phán giữa ápganistan và Pakistan đ−ợc diễn ra trong trạng thái đại diện của hai n−ớc ngồi ở hai phòng khác nhau. Phó Tổng Th− ký Liên Hợp Quốc Diego Cardoroz làm nhiệm vụ trung gian, chuyển các ý kiến đề nghị của hai bên từ phòng này sang phòng kia. Kết quả cuối cùng: hai n−ớc ký kết hiệp định Giơnevơ 1988.

Đàm phán trực tiếp đ−ợc tiến hành trên cơ sở ngun tắc bình đẳng và tơn trọng nhau với sự thể hiện thiện chí giải quyết tranh chấp có tính đến sự nh−ợng bộ lẫn nhau. Mọi sự tranh chấp bắt nguồn từ sự bất đồng lợi ích, quan điểm. Vì vậy để giải quyết chúng cần có sự nh−ợng bộ nhất định trong một vài khía cạnh nào đó với tinh thần mong muốn thực sự chấm dứt tranh chấp. Ví dụ: trong một thời gian dài, Liên Xô (cũ) muốn giải quyết vấn đề tên lửa hạt nhân (tầm ngắn, tầm trung, v−ợt đại châu) bao gồm cả vũ khí của Pháp để đàm phán, nh−ng do các n−ớc ph−ơng Tây không đồng ý nên đàm phán bị kéo dài. Cuối cùng, Liên Xô không đ−a ra vấn đề vũ khí Pháp vào cuộc đàm phán Xơ-Mỹ về vũ khí hạt nhân và đống ý giải quyết từng loại tên lửa riêng biệt. Sự nhân nh−ợng này của Liên Xô đã đ−a đến thoả thuận.

Đàm phán trực tiếp là một biện pháp hữu hiệu và quan trọng. Nó có thể giải quyết hồn tồn đ−ợc tranh chấp nh−ng cũng có thể chỉ dừng lại ở sự thoả thuận của các bên sẽ áp dụng hồ bình khác để giải quyết tranh chấp (nh− lập ra các uỷ ban điều tra, hoà giải, quyết định đ−a tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài hay toà án quốc tế).

Đàm phán trực tiếp là biện pháp đ−ợc Việt Nam áp dụng đối với mọi tr−ờng hợp giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ trong lịch sử hiện đại của mình. Từ khi cịn ch−a là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tuyến bố ủng hộ Tuyên bố của các ngoại tr−ởng ASEAN ngày 18 tháng 3 năm 1995. Trong Tuyên bố của mình, Việt Nam nhấn mạnh lập tr−ờng của mình: mọi tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo ngồi Biển Đơng cần phải đ−ợc giải quyết thông qua th−ơng l−ợng hồ bình; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế khơng có hành động làm phức tạp thêm tình hình, khơng sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.

Trong quan hệ với Trung Quốc, chúng ta cũng thể hiện lập tr−ờng nh− trên thông qua "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" đ−ợc ký kết giữa hai n−ớc tại Hà Nội ngày 19-10-1993. Thoả thuận này ghi nhận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ nh− sau:

- Thơng qua th−ơng l−ợng giải quyết hồ bình các vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai n−ớc trên cơ sở 5 nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hồ bình;

- Hai bên đồng ý đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm giải quyết những vấn đề biên giới, lãnh thổ bao gồm trên biển và trên bộ... Trong quá trình đàm phán giải quyết vấn đề, hai bên đều không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, không dùng vũ lực hoặc đe doạ vũ lực;

- Hai bên căn cứ vào tiêu chuẩn và nguyên tắc luật pháp quốc tế đ−ợc công nhận và tham khảo thực tiễn quốc tế để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 105 - 107)