Quyền −u đãi và miễn trừ lãnh sự

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 74 - 77)

IV. Các cơ quan quan hệ đối ngoại ở n−ớc ngoài A Các cơ quan đại diện ngoại giao

9. Quyền −u đãi và miễn trừ lãnh sự

Theo Công −ớc Viên năm 1963, các quyền −u đãi và miễn trừ lãnh sự về cơ bản giống nh− quyền −u đãi và miễn trừ ngoại giao nh−ng mức độ hạn chế hơn.

Công −ớc Viên năm 1963 quy định trụ sở cơ quan lãnh sự là bất khả xâm

phạm. Nhà đ−ơng cục n−ớc tiếp nhận lãnh sự không đ−ợc phép vào trụ sở cơ quan lãnh sự khi khơng có sự đồng ý của ng−ời đứng đầu cơ quan lãnh sự hoặc của ng−ời do ng−ời đó chỉ định hoặc tr−ởng đoàn đại diện ngoại giao của n−ớc cử lãnh sự. Tuy nhiên, trong tr−ờng hợp có hỏa hoạn hoặc một tai biến gì khác cần biện pháp bảo vệ khẩn cấp thì có thể mặc nhiên coi nh− ng−ời đứng đầu cơ quan lãnh sự đồng ý cho phép vào trụ sở.

Hồ sơ l−u trữ và tài liệu lãnh sự quán đ−ợc h−ởng quyền bất khả xâm phạm bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Th− từ chính thức của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm. Vali lãnh sự không bị mở hoặc giữ lại. Tuy vậy, trong tr−ờng hợp cơ quan có thẩm quyền của n−ớc sở tại có lý do chính đáng để nghi là trong vali lãnh sự có tài liệu khác khơng phục vụ cho hoạt động lãnh sự thì có quyền u cầu mở ra để khám. Nếu đại diện có thẩm quyền của n−ớc cử lãnh sự khơng đồng ý thì vali đó phải đ−ợc gửi trả lại nơi xuất phát.

Viên chức lãnh sự có thể bị bắt hoặc bị tạm giữ để chờ xét xử trong tr−ờng hợp phạm trọng tội và theo quyết định của cơ quan pháp luật có thẩm quyền

(khoản 1 Điều 41 Công −ớc Viên 1963). Trong những tr−ờng hợp đó, việc truy tố phải tiến hành khẩn tr−ơng với đảm bảo càng ít trở ngại cho việc thừa hành nhiệm vụ càng tốt và phải báo ngay cho ng−ời đứng đầu cơ quan lãnh sự.

Theo Điều 43 Công −ớc Viên năm 1963, các viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự không chịu sự tài phán của cơ quan t− pháp hoặc hành chính có thẩm quyền của n−ớc tiếp nhận về các hành động của mình trong khi thừa hành nhiệm vụ. Thành viên cơ quan lãnh sự có thể đ−ợc mời làm chứng trong quá trình tiến hành tố tụng về t− pháp hoặc hành chính, nh−ng khơng bắt buộc phải cung cấp chứng cứ về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chức năng của mình (Điều 44 Công −ớc Viên năm 1963).

Cơ quan lãnh sự và các thành viên của họ đ−ợc h−ởng quyền −u đãi và miễn trừ khác nh− cơ quan đại diện ngoại giao.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng nh− các điều −ớc song ph−ơng mà Việt Nam ký kết (Pháp lệnh về lãnh sự năm 1990, các Hiệp định lãnh sự), Việt Nam dành cho các cơ quan lãnh sự và thành viên của họ quyền −u đãi và miễn trừ cao hơn Công −ớc Viên năm 1963 và t−ơng tự nh− cơ quan đại diện ngoại giao cũng nh− thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao.

Câu hỏi h−ớng dẫn học tập

1. Khái niệm Luật ngoại giao và lãnh sự? 2. Hệ thống cơ quan đối ngoại của Nhà n−ớc? 3. Các cơ quan quan hệ đối ngoại ở trong n−ớc? 4. Các cơ quan quan hệ đối ngoại ở ngoài n−ớc?

5. So sánh chức năng và các quyền −u đãi miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự?

Ch−ơng X

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 74 - 77)