Khái niệm, nguồn và chủ thể

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 141 - 143)

1. Khái niệm

Trách nhiệm pháp lý quốc tế - một chế định của Luật quốc tế, là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm của Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể Luật quốc tế (chủ yếu giữa các quốc gia) đ−ợc phát sinh do hành vi vi phạm Luật quốc tế của chủ thể (trong tr−ờng hợp đặc biệt khơng có hành vi đó), trong đó bên gây hại có nghĩa vụ đáp ứng địi hỏi về mặt chính trị và vật chất của bên bị hại và trong những tr−ờng hợp xác định có thể gánh chịu sự trừng phạt trên cơ sở Luật quốc tế do bên bị hại hoặc các chủ thể khác của Luật quốc tế thực hiện.

Luật quốc tế cũng nh− các bộ phận khác của hệ thống pháp Luật quốc gia đều có chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế t−ơng ứng. Sự cần thiết của chế định này đ−ợc thể hiện ở vấn đề đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và quy phạm của Luật quốc tế. Thiếu chế định này các quy phạm pháp luật sẽ mất đi giá trị đích thực của mình. Và, khi đó, chúng ta chỉ có thể bàn tới chúng nh− bàn tới các quy phạm mang tính chất chính trị hoặc đạo đức. Thơng th−ờng các chủ thể của Luật quốc tế tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế một cách tận tâm có thiện chí. Song cũng có tr−ờng hợp, có sự vi phạm các cam kết ấy. Sự vi phạm đó có thể đ−ợc thực hiện một cách cố tình hoặc vơ tình (tắc trách). Nếu nh− đằng sau sự vi phạm ấy khơng có vấn đề truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế thì quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khác bị xâm phạm khơng đ−ợc khơi phục. Khi đó trật tự pháp lý quốc tế sẽ mất đi ý nghĩa chân chính của nó. Hơn thế, nếu vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế khơng đ−ợc đặt ra thì sự vi phạm các quy phạm của Luật quốc tế sẽ có nguy cơ xảy ra trong các tr−ờng hợp khi các chủ thể không muốn thực hiện các cam kết quốc tế.

Cũng nh− các bộ phận khác của pháp luật, để đảm bảo kỷ c−ơng của Luật quốc tế một cách cơng bằng và chính đáng, sự truy cứu trách nhiệm pháp lý đ−ợc tiến hành tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm.

Các vi phạm Luật quốc tế th−ờng đ−ợc chia ra làm hai loại: - Các vi phạm thông th−ờng;

- Các tội ác quốc tế.

Đối với các tội ác quốc tế (sự vi phạm nghiêm trọng Luật quốc tế), sự truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế đ−ợc tiến hành một cách rất nghiêm khắc (áp dụng cả biện pháp trừng phạt cứng rắn của cộng đồng).

Trong vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế chúng ta cần phân biệt trách nhiệm pháp lý quốc tế với chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trách nhiệm pháp lý quốc tế là nghĩa vụ pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật phải loại bỏ thiệt hại gây ra cho chủ thể khác của Luật quốc tế do hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể đó gây ra.

2. Nguồn của chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế

Chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế đã xuất hiện ngay từ khi xuất hiện Luật quốc tế. Ngay từ thời buổi sơ khai của Luật quốc tế ng−ời ta đã thấy nổi lên một nguyên tắc, theo đó hành vi vi phạm pháp Luật quốc tế sẽ làm nảy sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế. Và, vì vậy, chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế đ−ợc hình thành khi đó chủ yếu d−ới dạng tập quán pháp.

Cho tới ngày nay, cũng nh− các chế định khác của Luật quốc tế (chế định công nhận và chế định kế thừa), chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế vẫn chủ yếu tồn tại d−ới dạng tập quán pháp quốc tế, song tất nhiên nó đã đ−ợc hồn thiện rất nhiều so với tr−ớc đó. Ngồi các tập quán pháp, chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế hiện nay cũng đã đ−ợc củng cố một phần trong các điều −ớc quốc tế.

Trong Hiến ch−ơng Liên hợp quốc (các điều 39, 41, 42) có ghi nhận việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hồ bình và an ninh quốc tế. Ngoài Hiến ch−ơng, chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế đã đ−ợc ghi nhận trong các công −ớc nh−: Công −ớc năm 1973 về tội phân biệt chủng tộc và trừng trị tội đó; Cơng −ớc năm 1948 về tội diệt chủng và Công −ớc năm 1972 về trách nhiệm pháp lý quốc tế do các con tàu vũ trụ gây thiệt hại.

3. Chủ thể trách nhiệm pháp lý quốc tế

Chủ thể trách nhiệm pháp lý quốc tế là chủ thể của Luật quốc tế bao gồm các chủ thể vi phạm Luật quốc tế và các chủ thể thực hiện truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Một vấn đề quan trọng nhất trong việc xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của chủ thể Luật quốc tế là việc xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia.

Quốc gia với t− cách là chủ thể của Luật quốc tế phải chịu trách nhiệm về những hành vi nhất định của các cơ quan, tổ chức và cá nhân không phụ thuộc vào việc họ ở trong n−ớc hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Quốc gia phải chịu trách nhiệm về những hành vi của cơ quan Nhà n−ớc cả khi họ v−ợt quá thẩm quyền và khi họ lạm dụng chức vụ.

Đối với cá nhân hoặc nhóm ng−ời quốc gia phải chịu trách nhiệm về các hành vi sau đây của họ:

- Khi có cơ sở để khẳng định rằng họ hành động với t− cách đại diện cho quốc gia;

- Khi hành động tự thay thế cho quyền lực nhà n−ớc trong tr−ờng hợp bối cảnh địi hỏi hoặc trong bối cảnh có thể bào chữa cho hành vi đó.

Ngồi ra, Luật quốc tế còn quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân vì sự vi phạm hồ bình và an ninh nhân loại. Khi quốc gia vi phạm nghiêm trọng pháp Luật quốc tế (ví dụ, tội ác quốc tế), quốc gia phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế, cịn các cá nhân có hành vi liên quan tới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo Luật quốc tế, việc cá nhân thực hiện hành vi tội phạm với tính chất thừa hành công vụ không là cơ sở pháp lý để giải phóng cho cá nhân khỏi trách nhiệm hình sự. Sự trừng phạt đ−ợc tiến hành theo quyền tài phán quốc tế (Ví dụ, quyết định của Tồ án quốc tế) hoặc quyền tài phán quốc gia. Theo Luật quốc tế, quy chế công khai của cá nhân (nguyên thủ quốc gia, nguyên thủ chính phủ, Bộ tr−ởng Bộ Ngoại giao) khơng là cơ sở để giải phóng trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 141 - 143)