Các thể loại và hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 146 - 148)

III. các thể loại, hình thức và cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế

1. Các thể loại và hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế

Theo Luật quốc tế hiện tại, có hai thể loại trách nhiệm pháp lý quốc tế: thể loại chính trị và thể loại vật chất. Mỗi một thể loại đó có những hình thức đặc tr−ng của nó.

Thể loại chính trị có ba hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế: hình thức đáp ứng địi hỏi của bên bị hại, hình thức trả đũa và hình thức trừng phạt.

Hình thức đáp ứng yêu cầu của bên bị hại th−ờng đ−ợc bên gây hại tiến hành thông qua các hành động nh− hứa không vi phạm tiếp, xin lỗi, bầy tỏ sự đáng tiếc,

trừng phạt những ng−ời vi phạm…

Hình thức trả đũa (reprecalia) là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế do bên bị hại tiến hành nhằm mục đích trừng phạt những hành vi vi phạm pháp Luật quốc tế. Hình thức này th−ờng đ−ợc thể hiện thông qua các hoạt động của bên bị hại nh−: giữ tàu đánh cá vi phạm chế độ pháp lý về đánh cá; tr−ng thu hoặc tr−ng dụng tài sản của tàu đó.

Theo nguyên tắc chung, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế d−ới hình thức trả đũa cần đ−ợc tiến hành một cách vừa mức. Điều này khác hẳn với hình thức trừng phạt.

Trong việc xác định hình thức trả đũa cần phân biệt nó với hình thức đáp lại hành vi thiếu thân thiện (retorsia). Hành vi đáp lại hành vi thiếu thân thiện là hành vi trả đũa lại hành vi không đạo đức của chủ thể khác. Ví dụ, một quốc gia triệu hồi đại sứ của mình về n−ớc vì sự tuyên bố thiếu thân thiện (hoặc thù địch) của quốc gia nơi có đại sứ trên.

Hình thức truy cứu trách nhiệm mang tính chất nghiêm khắc hơn và cũng th−ờng áp dụng với các vi phạm Luật quốc tế nghiêm trọng hơn là hình thức trừng phạt.

Hình thức trừng phạt, theo pháp Luật quốc tế hiện tại chỉ đ−ợc tiến hành mang tính chất tập thể. Đó là việc Liên Hợp Quốc trên cơ sở quyết định của Hội đồng Bảo an áp dụng biện pháp trừng phạt với quốc gia vi phạm hồ bình hoặc đe doạ hồ bình.

Hình thức trừng phạt th−ờng đ−ợc tiến hành theo ba ph−ơng thức: trừng phạt phi vũ trang, trừng phạt bằng lực l−ợng vũ trang và trừng phạt bằng cách hạn chế chủ quyền.

Trừng phạt phi vũ trang th−ờng đ−ợc tiến hành bằng cách: - Cắt đứt một phần hoặc hoàn toàn quan hệ quốc tế;

. Cắt đứt giao thông và thông tin; . Cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Trừng phạt có thể đ−ợc tiến hành bằng cách áp dụng các lực l−ợng vũ trang nh− thực hiện các chiến dịch không quân, hải quân và bộ binh nhằm khơi phục hồ bình và an ninh.

Ngồi ra, hình thức trừng phạt cịn đ−ợc tiến hành bằng cách hạn chế chủ quyền nh− chiếm đóng một phần lãnh thổ, hạn chế quyền có lực l−ợng vũ trang.

Trong việc áp dụng biện pháp trừng phạt, nguyên tắc vừa mức không đ−ợc áp dụng.

Tuy nhiên, theo Luật quốc tế hiện nay việc một nhóm quốc gia thực hiện biện pháp trừng phạt không dựa trên cơ sở quyết định của Hội đồng Bảo an là hành vi phi pháp.

Luật quốc tế cho phép quốc gia hoặc nhóm quốc gia có quyền tự vệ chính đáng khi bị xâm l−ợc. Tuy nhiên hành vi đó khơng phải là biện pháp trừng phạt - hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Thể loại vật chất cũng có ba hình thức: khơi phục ngun trạng (Restitusia), đền bù thiệt hại (Reparasia) và trách nhiệm vật chất khách quan (tuyệt đối).

Hình thức khơi phục ngun trạng chỉ thực hiện trong tr−ờng hợp có điều kiện (Ví dụ, xây lại cây cầu bị phá, trả lại đồ vật bị tịch thu...). Hình thức đền bù thiệt hại đ−ợc tiến hành trên cơ sở căn cứ thực tế thiệt hại (trả lại vật t−ơng đ−ơng hoặc bằng tiền...).

Trách nhiệm vật chất khách quan là loại trách nhiệm vật chất đ−ợc đặt ra không phụ thuộc vào sự vi phạm pháp luật và lỗi của bên gây hại.

Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế ở đây là điều −ớc quốc tế về vấn đề đó và mối liên hệ giữa hành vi và thiệt hại. Ví dụ, Cơng −ớc năm 1952 về đền bù thiệt hại do máy bay gây ra trên mặt đất cho ng−ời thứ ba. Công −ớc quy định: 1 - Việc phân chia gánh nặng thiệt hại giữa ng−ời bị hại và ng−ời sử dụng ph−ơng tiện gây ra; 2 - Đảm bảo sự đền bù của ng−ời có ph−ơng tiện cả khi họ chứng minh về hành vi hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 146 - 148)