Biện pháp hỗ trợ: môi giới và trung gian

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 107 - 109)

III. Các biện pháp cụ thể giải quyết tranh chấp

2. Biện pháp hỗ trợ: môi giới và trung gian

Môi giới và trung gian là các biện pháp hỗ trợ với sự tham gia của bên thứ ba - bên không tham gia tranh chấp - nhằm giúp đỡ các bên tranh chấp tiến dần tới đàm phán giải quyết tranh chấp. Biện pháp môi giới không đ−ợc đề cập đến trong Điều 33 Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc nh−ng đã đ−ợc ghi nhận nh− một

trong những biện pháp hồ bình giải quyết tranh chấp trong các Cơng −ớc La Haye về hồ bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Môi giới là việc thứ ba không tham gia tranh chấp dàn xếp, thuyết phục các bên tranh chấp gặp gỡ, trao đổi hoặc ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp. Trong vai trị mơi giới, bên thứ ba (có thể là cá nhân, một n−ớc hoặc một nhóm n−ớc) khơng tham dự đàm phán với các bên tranh chấp và không kiến nghị giải pháp giải quyết tranh chấp. Vai trị mơi giới của bên thứ ba kết thúc khi các bên gặp gỡ hoặc tổ chức đàm phán. Tuy nhiên, trong một số tr−ờng hợp, mơi giới cũng có thể tham gia đàm phán nh−ng phải đ−ợc sự thoả thuận của các bên tranh chấp. Trong tr−ờng hợp này, bên thứ ba đã đóng vai trị quan trọng. Mơi giới có thể do bên thứ ba tự nguyện thực hiện hoặc theo đề nghị của các bên tham gia tranh chấp và các bên tham gia tranh chấp có thể chấp nhận đ−ợc khơng chấp thuận mơi giới tuỳ theo ý chí của họ.

Trung gian là sự tham gia tích cực của bên thứ ba dàn xếp để các bên tranh chấp gặp gỡ, ngồi vào đàm phán và cùng tham gia vào quá trình đàm phán với các bên tranh chấp. Trung gian th−ờng đề xuất những sáng kiến cụ thể giải quyết từng phần hoặc toàn bộ tranh chấp. Những sáng kiến này có tính chất khuyến nghị đối với các bên tranh chấp, trách nhiệm lựa chọn giải pháp cuối cùng thuộc về các bên tham gia tranh chấp. Nh− vậy, vai trị trung gian tích cực và chủ động hơn vai trị mơi giới. Mơi giới chỉ áp dụng nhằm mục đích thúc đẩy các bên tranh chấp gặp gỡ, đàm phán trực tiếp.

Trung gian không chỉ tạo điều kiện cho các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán mà còn cùng tham gia vào q trình đàm phán với mục đích dung hồ lợi ích các bên, đ−a ra những giải pháp cụ thể khuyến nghị các bên áp dụng. Trong khi thực hiện vai trò trung gian, bên thứ ba phải tuân thủ ngun tắc tơn trọng, bình đẳng chủ quyền của các bên tranh chấp, không can thiệp vào công việc nội bộ của các bên tranh chấp. Cuối cùng, môi giới hay trung gian cũng chỉ là biện pháp hỗ trợ các bên tham gia tranh chấp. Để có đ−ợc kết quả cuối cùng, một sự nhất trí của các bên đối với ph−ơng án giải quyết tranh chấp, các bên tham gia tranh chấp phải thể hiện thiện chí và sự tích cực của mình giải quyết bất đồng một cách hợp lý nhất.

Các biện pháp môi giới và trung gian đ−ợc đề cập đến trong Công −ớc La Haye 1899 và đ−ợc bổ sung trong Công −ớc La Haye 1907. Công −ớc cho phép các quốc gia ký kết có quyền đề nghị mơi giới hoặc trung gian, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh. Công −ớc cũng quy định các bên tranh chấp, trong tr−ờng hợp có thể, phải sử dụng biện pháp môi giới, trung gian tr−ớc khi sử dụng vũ lực. Các

biện pháp này đ−ợc chi tiết hoá trong các điều −ớc quốc tế khu vực châu Mỹ (Hiệp

−ớc về môi giới, trung gian năm 1936, Công −ớc Bôgôta năm 1948 về giải quyết

tranh chấp). Biện pháp trung gian còn đ−ợc đề cập đến trong Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc. Từ năm 1983 - 1988 ủy ban đặc biệt về Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc đã thảo luận dự thảo các điều khoản về môi giới và trung gian.

Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy sự thông dụng của các biện pháp này trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của luật pháp quốc tế. Ví dụ: vai trị mơi giới của Tổng Th− ký Liên Hợp Quốc trong vấn đề Trung Đông vào những năm 1973 - 1974; việc ký kết Tuyên bố chung: Taskent năm 1966 giải quyết xung đột vũ trang ở Casơmia với vai trị mơi giới của Liên Xô (trong việc giải quyết này lúc đầu Liên Xơ đóng vai trị mơi giới, sau đó đã tiếp tục vai trị trung gian, chủ trì cuộc đàm phán giữa các bên tranh chấp); vai trị trung gian hồ giải của Tổng Th− ký Liên Hợp Quốc U Than trong vấn đề tên lửa Liên Xô ở Cuba, kết quả là Liên Xô đồng ý rút tên lửa ra khỏi Cuba và Mỹ cam kết rút tên lửa của Mỹ ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, việc sử dụng biện pháp môi giới trung gian giải quyết tranh chấp xung đột vùng vịnh trong chiến tranh: Bosina - Hecxegovina trong những năm 90 vừa qua.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 107 - 109)