Các ủy ban điều tra và hoà giả

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 109 - 111)

III. Các biện pháp cụ thể giải quyết tranh chấp

3. Các ủy ban điều tra và hoà giả

Khi tranh chấp phát sinh, các bên có thể thoả thuận thành lập ủy ban điều tra hoặc ủy ban hoà giải để giải quyết tranh chấp quốc tế một cách hồ bình hoặc để tạo cơ sở áp dụng các biện pháp hồ bình khác nhằm giải quyết tranh chấp. ủy ban điều tra và hoà giải quốc tế th−ờng đ−ợc thành lập trên cơ sở nhất trí của các bên tranh chấp theo nguyên tắc đồng đều đại diện. Quy chế pháp lý về ủy ban điều tra giải quyết hồ bình các tranh chấp quốc tế đ−ợc quy định trong các Công

−ớc La Haye năm 1899 và 1907. ủy ban hoà giải quốc tế đ−ợc đề cập đến muộn

hơn, vào năm 1909. Hai biện pháp này đ−ợc ghi nhận một lần nữa tại Điều 33 Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc. So với các biện pháp môi giới và trung gian, những biện pháp này đ−ợc tổ chức, hoạt động theo trình tự chặt chẽ hơn.

ủy ban điều tra có nhiệm vụ xác định các yếu tố, sự kiện dẫn tới tranh chấp. ủy ban hồ giải có nhiệm vụ lớn hơn, khơng chỉ xác định các yếu tố, sự kiện dẫn tới tranh chấp mà còn nêu ra giải pháp cho việc giải quyết tranh chấp. Cũng nh− các giải pháp trung gian mang tính chất kiến nghị, giải pháp của ủy ban hồ giải có tính chất khuyến nghị, khơng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp.

Các ủy ban điều tra, ủy ban hoà giải th−ờng đ−ợc thành lập để giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ trên cơ sở xác định các sự kiện thực tế phát sinh tranh chấp, các bên có thể giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hồ

bình, tránh xung đột vũ trang. Các bên tranh chấp ký kết thoả thuận về việc thành lập ủy ban điều tra, ủy ban hoà giải khi tranh chấp phát sinh cần phải giải quyết hoặc cũng có thể ký tr−ớc với nhau hiệp định trong đó quy định việc thành lập ủy ban nếu phát sinh tranh chấp chính. ủy ban điều tra, thông th−ờng đ−ợc thành lập từ 5 thành viên trong đó mỗi bên chỉ định 2 ng−ời, 4 ng−ời này sẽ thoả thuận đề cử ng−ời thứ năm. ủy ban hoà giải cũng đ−ợc thành lập theo trình tự t−ơng tự. Cụ thể hơn nữa, theo định −ớc chung của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 28/9/1949 về hồ bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, ủy ban hoà giải đ−ợc thành lập với 5 thành viên theo trình tự: mỗi bên cử ra một ủy viên từ cơng dân n−ớc mình; hai bên thoả thuận về việc mời 3 uỷ viên khác là công dân 3 n−ớc khác, một trong ba ng−ời đó sẽ đóng vai trị chủ tịch ủy ban. ủy ban hồ giải sau khi xác minh sự kiện thực tế, sẽ kiến nghị giải pháp giải quyết tranh chấp để các bên tham khảo. Báo cáo của ủy ban hoà giải sẽ đ−ợc cơng bố nếu có sự đồng ý của các bên tranh chấp.

Trong quá trình các ủy ban điều tra và ủy ban hồ giải làm việc, các bên tranh chấp cung cấp tài liệu, hồ sơ có liên quan đến vụ tranh chấp, tạo điều kiện để các ủy ban đánh giá đúng sự kiện thực tế. Các báo cáo của các ủy ban đ−ợc chuyển cho các bên tranh chấp. Trên cơ sở kết quả của các ủy ban đệ trình, quyết định về các giải pháp sẽ đ−ợc áp dụng để giải quyết tranh chấp thuộc về chính các bên tranh chấp.

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của pháp Luật quốc tế, ủy ban điều tra đ−ợc thành lập trong nhiều vụ việc khác nhau trên cơ sở thoả thuận của các bên tranh chấp. Đến năm 1988, ủy ban đặc biệt về Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc đã thảo luận dự thảo về việc thành lập ủy ban tìm hiểu tình hình (một hình thức của ủy ban điều tra th−ờng trực theo đề nghị của Liên Xô (cũ), trên cơ sở hai dự thảo: một của Tiệp Khắc tr−ớc đây và Cộng hoà dân chủ Đức nhấn mạnh vai trò Hội đồng Bảo an trong việc cử đồn tìm hiểu tình hình nếu có dấu hiệu xâm l−ợc hoặc vai trò của Tổng Th− ký Liên Hợp Quốc đề xuất cử đồn tìm hiểu tình hình trong tr−ờng hợp có những nguy cơ đe doạ hoặc vi phạm hồ bình hoặc an ninh quốc tế; một dự thảo khác của Cộng hoà Liên bang Đức, ý, Nhật nhấn mạnh vai trò của Tổng Th− ký Liên Hợp Quốc trong việc cử các đồn tìm hiểu tình hình. Trong thực tế, theo đề xuất của Tổng Th− ký Liên Hợp Quốc, Hội nghị quốc tế Pari đã chấp thuận cử phái đồn tìm hiểu tình hình Cămpuchia từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 8 năm 1990.

So với ủy ban điều tra, ủy ban hoà giải đ−ợc sử dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp muộn hơn nh−ng theo thời gian, biện pháp này trở nên phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ các bên tham gia tranh chấp. Ví dụ: để giải quyết

tranh chấp về đảo Jan Mayen giữa Aixlen và Na Uy, hai bên tranh chấp đã thoả thuận thành lập ủy ban hồ giải. Trên cơ sở tính đến quyền lợi kinh tế của các bên ủy ban đã tìm hiểu tình hình và đề xuất giải pháp thành lập khu phát triển chung giữa hai n−ớc. Mặc dù báo cáo của ủy ban mang tính chất khuyến nghị nh−ng đã tính đến quyền lợi hợp pháp của các bên trong tranh chấp.

Các bên tham gia tranh chấp có thể sử dụng biện pháp thành lập ủy ban điều tra hoặc ủy ban hoà giải. Nh−ng dù sử dụng biện pháp nào thì quyết định về một giải pháp cuối cùng giải quyết tranh chấp thuộc về chính các bên tranh chấp đó.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 109 - 111)