Các hành vi vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 143 - 146)

1. Các dấu hiệu vi phạm Luật quốc tế

Sự vi phạm Luật quốc tế th−ờng có hai dấu hiệu: hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Ngoài ra để xác định sự vi phạm pháp luật phải xác định đ−ợc mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại.

Hành vi trái pháp Luật quốc tế đ−ợc hiểu là hành động hoặc không hành động trái với cam kết quốc tế. Sự trái pháp Luật quốc tế là sự đối nghịch (không phù hợp) giữa quy định pháp Luật quốc tế và hành vi của các chủ thể.

Nh− vậy, hành vi trái pháp luật sẽ xuất hiện trong mọi tr−ờng hợp khi quốc gia khơng thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình. Theo ý kiến của chuyên viên Uỷ ban Luật quốc tế của Liên Hợp Quốc, giáo s− P. Arô “Trong Luật quốc tế, khái niệm về vi phạm nghĩa vụ đ−ợc hiểu là việc thực hiện một hành vi gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của chủ thể khác của Luật quốc tế”.

Khái niệm hành vi vi phạm pháp Luật quốc tế khác với khái niệm hành vi vi phạm pháp Luật quốc gia. Ví dụ, trong lĩnh vực hình sự và hành chính, có sự liệt kê các hành động và không hành động trái pháp luật trong các loại quy phạm pháp luật khác nhau. Trong khi đó trong Luật quốc tế, hành vi vi phạm pháp luật đ−ợc hiểu một cách đơn giản là sự mâu thuẫn giữa hành vi và quy phạm.

Thiệt hại theo Luật quốc tế đ−ợc hiểu là việc hành vi trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích đ−ợc Luật quốc tế bảo vệ của một hoặc một số chủ thể của Luật quốc tế hoặc cả cộng đồng. Việc xẩy ra thiệt hại ấy là cơ sở để đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự pháp lý quốc tế.

Thiệt hại có thể là vật chất (lãnh thổ, tài sản) và phi vật chất (chủ quyền, danh dự, nhân phẩm…). Trong rất nhiều tr−ờng hợp, thiệt hại th−ờng vừa có tính vật chất vừa có tính phi vật chất.

Để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế vấn đề cần thiết đặt ra là phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại. Mối liên hệ này cho phép xác định chính xác chủ thể nào gây ra thiệt và xác định vấn đề trách nhiệm t−ơng ứng.

Về vấn đề lỗi của chủ thể, có rất nhiều quan điểm khác nhau. Uỷ ban Luật quốc tế cho rằng lỗi không đ−ợc coi là yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp Luật quốc tế.

2. Các dạng vi phạm pháp luật quốc tế

Trong pháp Luật quốc tế hiện tại khơng có sự thống kê cụ thể các dạng vị phạm pháp luật. Trong khi đó, những vi phạm pháp Luật quốc tế không giống nhau về mặt lĩnh vực cũng nh− mức độ vi phạm có ý nghĩa rất quan trọng để xác định chế độ trách nhiệm pháp lý quốc tế khác nhau.

Trong khoa học pháp lý quốc tế ng−ời ta th−ờng căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với xã hội của những vi phạm pháp Luật quốc tế để phân chúng ra thành hai loại: loại vi phạm thông th−ờng và loại tội ác quốc tế.

Tội ác quốc tế th−ờng đ−ợc hiểu là các hành vi đe doạ hồ bình và an ninh nhân loại. Loại này đ−ợc xác định trong một loại văn bản pháp lý quốc tế: trong Công −ớc về chống tội diệt chủng năm 1948, Công −ớc năm 1973 về chống chủ

nghĩa Apacthai, Công −ớc về không áp dụng thời hiệu khởi tố đối với các tên tội phạm chiến tranh chống nhân loại năm 1968…

Vì ch−a có sự rõ ràng của vấn đề phân loại các vi phạm pháp Luật quốc tế. Uỷ ban Luật quốc tế của Liên Hợp Quốc đang tiến hành soạn thảo công −ớc quốc tế về trách nhiệm pháp lý quốc tế (trong đó có phần phân loại các vi phạm pháp Luật quốc tế). Theo Dự thảo đó (Điều 19), các vi phạm pháp Luật quốc tế đ−ợc hiểu là hành vi của quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế không phụ thuộc vào khách thể của các cam kết đó. Trong khi ấy tội ác quốc tế đ−ợc hiểu là hành vi trái pháp Luật quốc tế xuất hiện trong tr−ờng hợp quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống quốc tế (ví dụ, xâm l−ợc, thiết lập và duy trì chế độ thuộc địa, chế độ Apacthai, gây ơ nhiễm bầu khí quyển và biển mang tính chất nghiêm trọng). Nh− vậy, các hành vi không phải tội ác quốc tế đ−ợc coi là các vi phạm pháp Luật quốc tế thông th−ờng.

Việc thống kế các tội phạm quốc tế trên của Uỷ ban Luật quốc tế của Liên Hợp Quốc không phải là bất di bất dịch. Theo ý kiến của Uỷ ban, trong t−ơng lai có thể xuất hiện một số loại vi phạm mới. Theo ý kiến của Uỷ ban đối với một loại vi phạm pháp Luật quốc tế kể trên cần đ−ợc áp dụng một chế độ trách nhiệm pháp lý riêng biệt. Cụ thể, đối với các vi phạm pháp Luật quốc tế thơng th−ờng thì chỉ quốc gia bị hại có quyền u cầu Tồ án giải quyết, trong khi đó, đối với tội ác quốc tế – các chủ thể khác của Luật quốc tế và thậm chí cả cộng đồng.

Sự phân loại nh− vậy đã đ−ợc các quốc gia và chuyên viên quốc tế của Liên Hợp Quốc thông qua tại các kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Trong vấn đề xác định hành vi vi phạm pháp Luật quốc tế cần phải có sự phân biệt nó với hành vi thiếu thân thiện của các quốc gia.

Hành vi thiếu thân thiện đ−ợc hiểu là một hành vi của quốc gia làm thiệt hại cho quốc gia khác nh−ng không vi phạm tới cam kết quốc tế. Các hành vi thiếu thân thiện đó làm thiệt hại tới lợi ích của các quốc gia khác không đ−ợc Luật quốc tế bảo vệ. Ví dụ, các hành vi đó có thể là: hạn chế một số quyền của cá nhân và pháp nhân n−ớc ngoài ở n−ớc sở tại; tăng thuế hải quan ở một số mặt hàng nhập khẩu; quốc hữu hố đối với sở hữu n−ớc ngồi. Trong các tr−ờng hợp nh− vậy quốc gia có quyền tự hành động đối phó nh− thế nào miễn là khơng trái với cam kết quốc tế.

Luật quốc tế hiện tại ch−a có quy định cấm các hành vi thiếu thân thiện, do vậy vai trò quan trọng trong vấn đề điều chỉnh các quan hệ loại này thuộc về các quy phạm đạo đức và chính trị quốc tế.

Ngồi ra, trong vấn đề này cũng cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hành vi vi phạm pháp Luật quốc tế và tội phạm mang tính chất quốc tế. Tơi phạm mang tính chất quốc tế là các tội phạm hình sự do các cá nhân thực hiện xâm phạm tới trật tự pháp lý quốc tế và mang tính chất nguy hiểm trên phạm vi quốc tế.

Cơ sở pháp luật của sự truy cứu trách nhiệm đối với các loại tội phạm này là các công −ớc quốc tế về đấu tranh chống một số loại tội phạm đặc biệt (tội không tặc, tội khủng bố, tội bn bán ma t, chất phóng xạ…) và các quy phạm pháp luật hình sự của các quốc gia đ−ợc ban hành trên cơ sở các công −ớc đó.

Đặc điểm khác biệt cơ bản của tội phạm mang tính chất quốc tế là ở chỗ, nó đ−ợc thực hiện bởi các cá nhân khơng có liên quan tới chính sách của quốc gia (các cá nhân đó khơng phải là các nhà chức trách thực hiện thay mặt quốc gia). Về nguyên tắc, quốc gia không chịu trách nhiệm về hoạt động của các cá nhân, do vậy các loại tội phạm trên không là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)