Nguồn của Luật kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 78 - 81)

I. khái niệm, nguồn và các nguyên tắc Luật kinh tế quốc tế

2. Nguồn của Luật kinh tế quốc tế

a. Khái niệm

Nguồn của Luật kinh tế quốc tế là hình thức thoả thuận ý chí của các chủ thể Luật quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) nhằm ghi nhận các nguyên tắc và quy phạm Luật kinh tế quốc tế để ấn định, thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.

Cũng nh− Luật quốc tế, Luật kinh tế quốc tế có hai loại nguồn cơ bản là điều

−ớc và tập quán pháp quốc tế.

Vào thời kỳ ban đầu nguồn của Luật kinh tế quốc tế chủ yếu là các điều −ớc quốc tế d−ới dạng các quyết định của các tổ chức và hội nghị quốc tế. Các quy phạm Luật kinh tế quốc tế trong các loại nguồn nh− vậy chủ yếu mang tính chất khuyến nghị chứ khơng phải mệnh lệnh. Ví dụ, Hội nghị của Liên Hợp Quốc năm 1964 về th−ơng mại và phát triển đã thơng quan quyết định mang tính chất khuyến nghị về việc dành cho các quốc gia đang phát triển những −u đãi nhất định về thuế quan.

b. Các điều −ớc quốc tế

Trong số các điều −ớc quốc tế về kinh tế quốc tế, các điều −ớc quốc tế đa ph−ơng mang tính chất phổ biến đóng một vai trị cực kỳ quan trọng. Chính các điều −ớc đó đặt nền móng cho Luật kinh tế quốc tế.

Trong số các điều −ớc đó, Thoả thuận cơ bản về thuế quan và th−ơng mại năm 1947 có một vị trí quan trọng nhất.

Ngồi ra, các điều −ớc quốc tế song ph−ơng cũng chiếm một vị trí đáng kể trong sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Trong số các điều −ớc quốc tế song ph−ơng có các điều −ớc quốc tế liên quan tới quan hệ chính trị, kinh tế giữa các quốc gia (Ví dụ, điều −ớc về quan hệ hợp tác và hữu nghị) và các điều −ớc quốc tế riêng biệt về kinh tế. Trong đó, các điều −ớc quốc tế về chính trị-kinh tế là cơ sở để ký kết các điều −ớc quốc tế riêng biệt về kinh tế.

Các điều −ớc quốc tế riêng biệt về kinh tế th−ờng là các điều −ớc quốc tế về th−ơng mại hàng hải... Các điều −ớc quốc tế này điều chỉnh quan hệ kinh tế th−ơng mại giữa các quốc gia trong đó có ghi nhận các quy định liên quan tới chế độ pháp lý của các cá nhân và pháp nhân của các quốc gia đó trong quan hệ hợp tác th−ơng mại. Đó là chế độ tối huệ quốc, chế đội đãi ngộ nh− công dân, chế độ

−u đãi, chế độ không phân biệt đối xử và chế độ qua lại.

Các điều −ớc quốc tế mang tính chất dài hạn xác định các lĩnh vực và hình thức hợp tác cụ thể nh− xây dựng và thiết kế các cơ sở công nghiệp, sản xuất và cung ứng vật t− hàng hoá, mua bán phát minh sáng chế, liên doanh liên kết... Để thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các điều −ớc quốc tế, các quốc gia hữu quan th−ờng thành lập các uỷ ban hỗn hợp bao gồm các đại diện của họ.

Trên cơ sở các điều −ớc quốc tế đó, các ch−ơng trình hợp tác khoa học kỹ thuật, cơng nghiệp và kinh tế đ−ợc thông qua. Trong các ch−ơng trình này th−ờng đ−ợc ghi nhận các lĩnh vực và đối t−ợng cụ thể của sự hợp tác. Các ch−ơng tình đó th−ờng mang tính chất khuyến nghị với các cá nhân và pháp nhân của các quốc gia. Trong đó các các quốc gia ký kết có nghĩa vụ thúc đẩy sự tham gia của họ vào việc thực hiện các ch−ơng trình.

Thực tiễn có rất nhiều các thoả thuận về những vấn đề hợp tác cụ thể xác định. Ví dụ, các quốc gia ký kết các thoả thuận về hợp tác sản xuất trong đó có sự chun mơn hố và hợp tác sản xuất và cung cấp vật t−.

Trong số các thoả thuận song ph−ơng, các thoả thuận về hỗ trợ kỹ thuật trong xây dựng các cơ sở công nghiệp, bao gồm các điều kiện về cung ứng hàng hoá, về hỗ trợ trong thiết kế, về sửa chữa, về lắp đặt và đ−a và vận hành các cơng trình đó đóng vai trị đặc biệt.

Các thoả thuận liên quan mật thiết tới lĩnh vực th−ơng mại và các lĩnh vực khác của quan hệ kinh tế quốc tế là các thỏa thuận về thanh tốn và tín dụng quốc tế. Thơng th−ờng các quốc gia ký kết các thoả thuận chung về điều kiện th−ơng mại và tài chính tiền tệ (Ví dụ, các điều −ớc về trao đổi hàng hố, hoặc là trao đổi hàng hoá và thanh toán...). Nh−ng các quốc gia cũng có thể ký thoả thuận riêng biệt về thanh toán quốc tế trên cơ sở một vài ngoại tệ mạnh.

Các thoả thuận về tín dụng có thể tồn tại một cách độc lập. Trong các thoả thuận đó th−ờng ghi nhận việc một quốc gia này cho quốc gia khác vay d−ới dạng tiền, hàng hố hoặc hình thức hỗn hợp. Tuy nhiên hiện nay loại thoả thuận phổ biến hơn cả trong lĩnh vực là thoả thuận trong đó tín dụng đ−ợc thực hiện có định h−ớng và có điều kiện. Trong đó quốc gia vay có nghĩa vụ mua hàng hố của bên cho vay (nhiên liệu, thực phẩm, thiết bị...). ở đây tín dụng đ−ợc tiến hành với điều kiện là quốc gia vay phải dành cho quốc gia cho vay các điều kiện −u đãi (hải quan, cho phép kiểm tra thực hiện ch−ơng trình liên quan tới tiền vay...).

Ngồi ra các quốc gia th−ờng ký kết các điều −ớc quốc tế về trao đổi hàng hoá để hạn chế sự xuất khẩu hoặc nhập khẩu về số l−ợng. Trong các thoả thuận này, các quốc gia th−ờng thoả thuận với nhau về chỉ số xuất nhập khẩu hàng hoá cụ thể trong cán cân th−ơng mại.

c. Các quyết định của các tổ chức quốc tế

Các quyết định của tổ chức quốc tế bao gồm các khuyến nghị của Liên Hợp Quốc, các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Các quyết định của các tổ chức đó và các cơ quan của chúng về sự hợp tác kinh tế quốc tế khơng mang tính chất bắt buộc và chỉ mang tính chất khuyến nghị.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua các văn bản rất quan trọng nh− Tuyên bố về các quyền và nghĩa vụ kinh tế của các quốc gia. Tuyên ngôn về trật tự kinh tế thế giới mới và Ch−ơng trình hành động nhằm thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới năm 1974. Trong các văn bản đó, các ngun tắc cùng có lợi và khơng phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế quốc tế đ−ợc ghi nhận.

Các văn bản quan trọng nhất của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là các nghị quyết về các biện pháp củng cố niềm tin trong quan hệ kinh tế quốc tế (năm 1984) và về an ninh kinh tế quốc tế (năm 1985).

Các thông t− của một loạt các tổ chức kinh tế quốc tế khu vực nh− Liên minh kinh tế châu Âu không chỉ mang tính chất khuyến nghị mà cịn mang tính chất pháp lý bắt buộc.

d. Các quyết định của các hội nghị kinh tế quốc tế

Các quyết định thông qua tại các hội nghị quốc tế về kinh tế th−ờng đ−ợc xem nh− là các điều −ớc quốc tế về kinh tế có thể mang tính chất khuyến nghị hoặc mang tính chất pháp lý. Trong số các văn bản đó, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ năm 1964 của Liên Hợp Quốc về th−ơng mại và phát triển đóng một vai trị đáng kể trong việc phát triển Luật kinh tế quốc tế.

e. Tập quán pháp quốc tế

Cũng nh− tập quán pháp quốc tế trong lĩnh vực Luật quốc tế nói chung tập quán pháp trong lĩnh vực kinh tế quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế hiện nay giữa các quốc gia. Thực tiễn chỉ ra rằng rất nhiều quy định mang tính chất tập quán pháp đ−ợc hình thành từ thực tiễn quan hệ, hoặc có nguồn gốc từ điều −ớc quốc tế của một số quốc gia. Ví dụ, nguyên tắc tự do th−ơng mại và không phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một tập quán quốc tế quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)