Thẩm quyền, quyền hạn và chức năng của tổ chức quốc tế

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 132 - 133)

I. Khái niệm tổ chức quốc tế

5. Thẩm quyền, quyền hạn và chức năng của tổ chức quốc tế

Thẩm quyền của tổ chức quốc tế đ−ợc hiểu là quyền của tổ chức trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ, Liên Hợp Quốc có thẩm quyền trong lĩnh vực hồ bình và an ninh của nhân loại và tất cả các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế. Thẩm quyền của tổ chức th−ờng đ−ợc ghi rõ trong văn bản thành lập tổ chức.

Trong khi đó quyền hạn của tổ chức quốc tế đ−ợc hiểu là các quyền mà tổ chức có đ−ợc để thực hiện các nhiệm vụ đ−ợc giao. Ví dụ, Liên Hợp Quốc có quyền áp dụng vũ lực (trong đó có việc sử dụng lực l−ợng vũ trang) đối với bất cứ ai nếu điều đó là cần thiết để duy trì hồ bình và an ninh của nhân loại.

Chức năng của tổ chức quốc tế đ−ợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Chức năng của tổ chức quốc tế đ−ợc chia làm hai loại: chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản. Chức năng cơ bản của tổ chức quốc tế đ−ợc hiểu là mục đích chính của tổ chức. Ví dụ, Liên Hợp Quốc có chức năng cơ bản là giữ gìn hồ bình và an ninh trên thế giới và phát triển sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Các chức năng không cơ bản của tổ chức bao gồm chức năng điều chỉnh, chức năng kiểm tra và chức năng hành động. Các chức năng không cơ bản của tổ chức đ−ợc thực hiện nhằm mục đích để thực hiện chức năng cơ bản. Hay nói một cách khác việc thực hiện các chức năng không cơ bản phụ thuộc vào chức năng cơ bản.

Chức năng điều chỉnh của tổ chức bao gồm hai loại: chức năng điều chỉnh bên ngoài và chức năng điều chỉnh bên trong. Chức năng điều chỉnh bên ngoài của tổ chức thể hiện ở việc tổ chức tiến hành ký kết các điều −ớc quốc tế với các chủ thể khác của Luật quốc tế (trong đó có các quốc gia thành viên) trên cơ sở Luật quốc tế và văn bản thành lập của tổ chức đó. Ví dụ, Liên Hợp Quốc ký với các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc về việc phát triển sự hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau.

Chức năng điều chỉnh bên trong đ−ợc thể hiện khi tổ chức, nói chung, hoặc các cơ quan của tổ chức, nói riêng, ra các văn bản liên quan tới quyền và nghĩa vụ

của các thành viên, các cơ quan hoặc quan chức của tổ chức. Thông qua việc thực hiện chức năng đó, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách tổng thể và th−ờng xuyên.

Chức năng kiểm tra của tổ chức quốc tế đ−ợc hiện nhằm mục đích giám sát hoạt động của tổ chức, nói chung, và các thành viên, nói riêng. Khi thực hiện chức năng kiểm tra, tổ chức quốc tế căn cứ vào các văn bản đ−ợc thông qua trong quá trình thực hiện chức năng điều chỉnh và đối chiếu với tình hình thực tế để có biện pháp chấn chỉnh, bổ sung và hồn thiện (ví dụ, qua việc kiểm tra sẽ phát hiện ra việc không tuân thủ cam kết của các quốc gia thành viên).

Sau khi thực hiện chức năng kiểm tra có thể xuất hiện tình hình cần phải áp dụng một số biện pháp để khắc phục hậu quả do các hành vi vi phạm của các quốc gia thành viên hoặc các cơ quan... của tổ chức. Việc thực hiện các biện pháp nh− vậy chính là việc tổ chức thực hiện chức năng hành động của mình. Ví dụ, Hội đồng Bảo an sử dụng lực l−ợng vũ trang để duy trì hồ bình ở một số khu vực trên thế giới.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia Luật quốc tế (Trang 132 - 133)