Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 25 - 28)

Nội, 2001, t.13, tr. 304.

3. Bộ Tổng Tham mưu, Ban Tổng kết - Biên soạn lịch sử:Lịch sử Bộ Tổng Tham mưutrong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954),Hà Nội, 1991, tr.574. trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954),Hà Nội, 1991, tr.574.

hoạt động của các bộ phận trinh sát, phân tích nhận định của các bộ phận chun mơn, của cán bộ chủ trì các cấp, Bộ Tổng Tham mưu báo cáo lên Tổng Quân ủy: “Tây Bắc là chiến trường rừng núi rộng lớn, xa các căn cứ lớn của địch, binh khí kỹ thuật của địch phát huy hạn chế. Lực lượng địch ở Tây Bắc chủ yếu là quân ngụy Thái, tinh thần kém, chưa quen chiến đấu. Công sự yếu so với các chiến trường khác ở Bắc Bộ, địch lại ít đề phịng, chủ quan vì đã từ lâu nơi đây địch coi là hậu phương an toàn của chúng”1. Đồng thời, các báo cáo chi tiết về vị trí đóng qn, bố trí lực lượng cũng được báo cáo lên Bộ Tổng Tư lệnh với nhận định: “Tây Bắc rộng lớn, nếu ta giải phóng được vùng nào thì địch ít có khả năng chiếm lại nên ta có điều kiện giải phóng lãnh thổ. Mức giải phóng đề ra cao nhất là giải phóng tồn tỉnh Sơn La và thấp nhất là giải phóng hai huyện Quang Huy và Nghĩa Lộ”2. Cơ quan tham mưu chiến lược cũng kiến nghị mục tiêu của chiến dịch là: Tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng một phần lãnh thổ. Kiến nghị của Bộ Tổng Tham mưu là cơ sở để Tổng Quân ủy đề nghị Bộ Chính trị mở Chiến dịch Tây Bắc, xúc tiến công tác chuẩn bị.

Trong q trình làm cơng tác chuẩn bị, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Ủy viên Ban chuẩn bị chiến dịch, đội ngũ cán bộ Bộ Tổng Tham mưu đã xây dựng 2 phương án tác chiến trình Tổng Quân ủy quyết định. Ngày 16/4/1952, Tổng Quân ủy đã lựa chọn phương án 2, tập trung 6 trung đoàn thuộc hai đại đoàn 308, 312 (trừ một trung đoàn) và Trung đoàn 148 cùng với binh chủng phối thuộc tiêu diệt phân khu Nghĩa Lộ. Hai trung đoàn thuộc Đại đoàn 316 cùng binh chủng phối thuộc tiêu diệt tiểu khu Phù Yên. Sử dụng một số tiểu đoàn thuộc Đại đoàn 316 và Trung đoàn 148 thâm nhập vào địch hậu Sơn La, Yêu Châu, Mai Sơn, Mường Lay phát động nhân dân nổi dậy đấu tranh, quấy rối hậu phương địch, chuẩn bị điều kiện thuận lợi để tiến quân vào Sơn La. Sau khi giải quyết xong Nghĩa Lộ, 2 trung đoàn thuộc Đại đoàn 308 quay về Phú Thọ bảo vệ hậu phương chiến dịch. Lực lượng còn lại sẽ tập trung đánh vào Sơn La. Đồng thời đưa các đại đoàn 320 và 304 vào đồng bằng Bắc Bộ, phối hợp

_____________

1, 2. Bộ Tổng Tham mưu, Ban Tổng kết - Biên soạn lịch sử:Lịch sử Bộ Tổng Thammưu trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Sđd,tr.586, 588. mưu trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Sđd,tr.586, 588.

PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 653với lực lượng vũ trang, đẩy mạnh tiến công, phối hợp với mặt trận Tây Bắc. với lực lượng vũ trang, đẩy mạnh tiến công, phối hợp với mặt trận Tây Bắc. Trong phương án, Bộ Tổng Tham mưu cũng dự kiến đối phó với địch tăng viện cho Nghĩa Lộ và tiến quân lên Phú Thọ.

Sau khi Tổng Quân ủy quyết định phương án tác chiến, đội ngũ cán bộ Bộ Tổng Tham mưu tích cực chuẩn bị kế hoạch bổ sung quân số cho các đơn vị tham gia chiến dịch, tổ chức lại các đơn vị theo hướng gọn nhẹ, bảo đảm đánh công kiên và vận động trên chiến trường rừng núi; điều chỉnh lại trang bị, tăng cường hỏa lực cho các đại đoàn. Mở lớp bổ túc cán bộ sơ cấp để làm lực lượng dự trữ cán bộ cho chiến dịch. Chỉ thị cho các đơn vị chú trọng huấn luyện đánh công sự cải tiến, đánh cả ban ngày, đánh hiệp đồng với pháo binh. Đối với công tác hậu cần, Bộ Tổng Tham mưu dự kiến khối lượng lương thực, thực phẩm, số lượng thương binh phải điều trị, yêu cầu cơ quan cung cấp phải hồn thành cơng tác chuẩn bị trước tháng 9/1952. Để tiếp tục nắm địch, ngày 2/5/1952, Bộ Tổng Tham mưu cử đồn cơng tác do đồng chí Lê Quang Vũ phụ trách đi nghiên cứu hướng Nghĩa Lộ và cử một số cán bộ phối hợp với địa phương nghiên cứu địa hình cho kế hoạch hành quân, trú quân, tập kết cho các đơn vị.

Để nắm quyền chủ động chiến dịch, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Văn Thái, cán bộ Bộ Tổng Tham mưu đã xây dựng kế hoạch nghi binh hoàn chỉnh, chi tiết và khoa học, kéo dài suốt cả chiến dịch. Bước đầu sử dụng lực lượng vũ trang địa phương mang tên các đại đồn chủ lực bố trí ở vị trí của các đơn vị này; sử dụng vô tuyến điện với các tần số liên lạc của chính các đơn vị này để nghi binh lừa địch. Đồng thời, tổ chức dân quân và bộ đội địa phương tiến hành các cuộc chuyển quân rầm rộ ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Đơng, Hà Nam, Ninh Bình; cùng thời điểm đó đưa hai đại đồn 304 và 320 vào vùng địch hậu hoạt động. Trong quá trình thực hành chiến dịch, vẫn tiến hành nghi binh, bảo đảm bí mật làm cho địch bất ngờ về hướng tiến công. Với sự tham gia của nhiều lực lượng, được tiến hành liên tục trên nhiều hướng với một không gian rộng, thời gian dài, kế hoạch nghi binh bài bản, chi tiết và khoa học do đội ngũ cán bộ Bộ Tổng Tham mưu soạn thảo, chỉ đạo thực hiện đã đạt được mục tiêu thu hút địch tăng cường đối phó ta ở đồng bằng, bỏ ngỏ hướng Tây Bắc. Henri Navarre - Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương thừa nhận: “Thu - Đông năm 1952, Việt Minh

chuyển hướng tiến công lên xứ Thái. Đó là một sự chuyển hướng cơ bản trong chiến lược của Việt Minh. Sự chuyển hướng đó làm chúng ta bất ngờ hồn tồn”1.

Do làm tốt cơng tác nghi binh lừa địch, chuẩn bị phương án chu đáo, đảm bảo được hậu cần nên Chiến dịch Tây Bắc đã diễn ra thuận lợi. Chỉ trong 10 ngày đầu quân và dân ta đã làm nên thắng lợi của đợt 1 (14 - 23/10/1952), đập tan phân khu Nghĩa Lộ và tiểu khu Phù Yên của địch, giải phóng được một vùng rộng lớn bên tả ngạn sông Đà gồm các huyện Văn Chấn, Than Uyên (Yên Bái), Phù Yên và một phần huyện Quỳnh Nhai (Sơn La). Tiếp đó, vượt sơng Đà, tấn cơng phá vỡ “cánh cửa thép Mộc Châu”, giải phóng tỉnh Sơn La, bẻ gãy cuộc hành quân Loren của địch trên địa bàn Phú Thọ, hoàn thành thắng lợi đợt 2 (7 - 22/11/1952) của chiến dịch. Bước sang đợt 3 (30/11 - 10/12/1952), bộ đội ta tiến công Nà Sản, tiêu diệt 2 cứ điểm ngoại vi Pú Hồng và Bản Hời. Đêm 30/11/1952, quân Pháp thả thêm 2 tiểu đoàn dù xuống Nà Sản để đối phó. Đến ngày 10/12/1952, nhận thấy đánh Nà Sản khơng chắc thắng, Bộ Chỉ huy chiến dịch chủ động kết thúc Chiến dịch Tây Bắc.

Trên mặt trận đồng bằng Bắc Bộ, Đại đồn 320 và Đại đồn 304 đẩy mạnh tiến cơng địch ở Nam Định và Ninh Bình, cùng lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt hàng loạt đồn bốt của quân Pháp, các căn cứ du kích được mở rộng, thế trận chiến tranh nhân dân được củng cố. Hoạt động của mặt trận đồng bằng đã khiến cho chỉ huy Pháp phải thừa nhận: “khơng thể nói là cuộc hành qn du kích mà phải gọi là mặt trận thứ 2 đã được mở ở đồng bằng”2. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, các chiến trường Bình Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Nam Bộ cũng đẩy mạnh tiến công tiêu diệt địch, tạo nên đòn phối hợp hiệu quả để Chiến dịch Tây Bắc giành thắng lợi. Cả trên mặt trận Tây Bắc và chiến trường phối hợp, quân và dân ta đã loại khỏi vịng chiến đấu gần 14 nghìn tên địch, nhiều tiểu đồn và các đại đội thuộc các binh đoàn cơ động của quân Pháp bị diệt gọn, nhiều tên chỉ huy phân khu, tiểu khu, đồn trưởng bị diệt hoặc bị bắt, các lực lượng quân ngụy

_____________

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)