) Giám đốc Học viện Lục quân, Bộ Quốc phòng.
2. Những tài liệu chỉ đạo các chiến dịch của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh (từ Việt Bắc đến Điện Biên Phủ), tập IV, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản,
Bộ Tổng Tư lệnh (từ Việt Bắc đến Điện Biên Phủ), tập IV, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản,
PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 661hệ thống kìm kẹp của địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn có vị trí hệ thống kìm kẹp của địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn có vị trí chiến lược quan trọng cùng hàng chục vạn dân ở Tây Bắc. Đồng thời, cũng khẳng định sự phát triển về nghệ thuật tạo lập thế trận: chuẩn bị chiến trường, chọn hướng tiến công phù hợp với thế và lực của ta.
Thứ ba, nghệ thuật tập trung lực lượng, tổ chức tiến công liên tục đột phá khu vực phòng ngự then chốt của địch
Địch ở Tây Bắc bố trí trên một khu vực rộng lớn, chúng tổ chức thành các cụm cứ điểm then chốt như Nghĩa Lộ, Mộc Châu, Lai Châu tạo lá chắn bảo vệ khu trung tâm Sơn La, Lai Châu. Ngoài ra, để bảo đảm tính cơ động và vững chắc, chúng cịn tổ chức nhiều cứ điểm nhỏ xung quanh. Trước đặc điểm phòng ngự của địch, để thực hiện mục đích phá thế phịng ngự, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, Bộ Chỉ huy chiến dịch đề ra cách đánh: Tập trung lực lượng phá vỡ một số khu vực phòng ngự then chốt, buộc địch phải rút chạy tạo thời cơ cho ta tiêu diệt địch ngồi cơng sự, tạo thế phát triển chiến dịch. Trong đợt 1, ta sử dụng 2 đại đoàn, 1 trung đoàn bộ binh và tồn bộ pháo binh chiến dịch tiến cơng vào một loạt cứ điểm: Ca Vịnh, Sài Lương, Cửa Nhì và tiểu khu Phù Yên ở Bản Mo, phát triển tiêu diệt cụm cứ điểm Pú Chạng - Nghĩa Lộ, đập tan phòng tuyến vịng ngồi của địch ở Tây Bắc. Đợt 2, ta sử dụng 3 đại đoàn thiếu (6 trung đoàn) và pháo binh chiến dịch tiêu diệt các cứ điểm Mộc Châu, Bản Hoa, Ba Lay, Mường Lụm..., phá vỡ lá chắn của địch trên đường 41. Đồng thời, sử dụng lực lượng cơ động tiến cơng Tiểu đồn dù số 6 khi chúng đổ quân xuống Tú Lệ và truy kích địch rút chạy đến đèo Khau Phạ. Chọn đúng và tập trung lực lượng ưu thế phá vỡ các khu vực phịng ngự then chốt, hiểm yếu, ta đã nhanh chóng phá vỡ thế trận phịng ngự của địch, làm rối loạn chỉ huy, tạo ra thế phát triển chiến dịch.
Tập trung lực lượng, tạo lập thế trận chiến dịch, ta đã hoàn chỉnh các hướng tiến cơng, phối hợp chặt chẽ giữa các hướng, hình thành thế bao vây, chia cắt địch. Trong đợt 1, hướng chủ yếu tiến công vào Sở Chỉ huy phân khu ở Nghĩa Lộ, hướng thứ yếu tiến công tiêu diệt tiểu khu Phù Yên ở Bản Mo và hướng phối hợp từ Lào Cai tiến xuống giải phóng Quỳnh Nhai. Sang đợt 2, hướng chủ yếu tiến công là Mộc Châu. Trong khi đó, hướng vu hồi chiến dịch từ Quỳnh Nhai đánh chiếm Lai Châu, Tuần Giáo, Thuận Châu, Điện Biên. Tổ chức hướng vu hồi Quỳnh Nhai là nét đặc sắc trong tạo lập
thế trận của Chiến dịch Tây Bắc. Trên hướng này ta đã tiêu diệt trên 400 tên địch, bắt hơn 1.000 tên, giải phóng vùng đất đai rộng lớn gồm 6 huyện: Than Uyên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Mường La, Thuận Châu và Điện Biên Phủ, rộng khoảng 3.000km2 1. Thành cơng đó là do ta chọn hướng bất ngờ và hiểm, chỉ huy có kinh nghiệm, linh hoạt, đơn vị quen thuộc chiến trường, hành động tạo báo, nắm chắc thời cơ, nhanh chóng phát triển tiến cơng, tạo điều kiện cho hướng chủ yếu hoàn thành nhiệm vụ, rút ngắn được thời gian của chiến dịch, không phải mở đợt tiến công vào Sơn La như dự kiến ban đầu.
Thứ tư, tạo lập thế trận nghi binh, bí mật, bất ngờ trong chiến dịch
Trong Chiến dịch Tây Bắc, lần đầu tiên ta có một kế hoạch lập thế trận nghi binh, bí mật, bất ngờ. Trong q trình chuẩn bị chiến dịch, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã sử dụng lực lượng vũ trang địa phương mang tên các đại đoàn chủ lực và cơ động vào vị trí của các đơn vị này; sử dụng vơ tuyến điện với các tần số liên lạc của các đơn vị này để nghi binh lừa địch; đồng thời, tổ chức tập trung dân quân tiến hành các cuộc chuyển quân rầm rộ ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, cùng thời điểm đó đưa 2 đại đồn 304 và 320 vào vùng địch hậu hoạt động. Trong quá trình thực hành chiến dịch, ta vẫn tiến hành nghi binh, bảo mật làm cho địch bất ngờ về hướng tiến cơng. Ngày 7/11/1952, Trung đồn 165 ở hướng thọc sâu nổ súng đánh Quỳnh Nhai. Địch tưởng đây là hướng chính, lập tức điều 2 tiểu đồn lên Lai Châu và tăng viện cho Nà Sản 2 tiểu đồn. Trong khi đó, trên hướng chủ yếu (Nam Sơn La), các trung đồn của ta vượt sơng Đà, bí mật triển khai lực lượng đánh địch thắng lợi. Kết thúc chiến dịch, khi phần lớn lực lượng chủ lực của ta đã rời Tây Bắc, rút về hậu cứ an tồn thì địch vẫn tin rằng ta tập trung lực lượng tiến công Nà Sản... Như vậy, với nghệ thuật nghi binh chiến dịch hoàn chỉnh, ta đã làm cho quân Pháp mất phương hướng, lúng túng, bị động đối phó dẫn đến thất bại trong Chiến dịch Tây Bắc. Cùng với các hoạt động nghi binh, lừa địch, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, sự phối, kết hợp hoạt động tác chiến rộng khắp của lực lượng vũ trang địa phương với bộ đội chủ lực. Khi ta thực hành chiến dịch, hoạt động tác
_____________
1. Xem Bộ Tổng Tham mưu, Ban Tổng kết - biên soạn lịch sử:Lịch sử Bộ Tổng Thammưu trong kháng chiến chống Pháp, Hà Nội, 1991, tr.627. mưu trong kháng chiến chống Pháp, Hà Nội, 1991, tr.627.
PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 663chiến của lực lượng vũ trang địa phương đã phát huy hiệu quả trong cả 3 đợt chiến của lực lượng vũ trang địa phương đã phát huy hiệu quả trong cả 3 đợt của chiến dịch.
Chiến thắng Tây Bắc đã góp phần làm thay đổi hình thái chiến trường, ta giữ vững và từng bước mở rộng quyền chủ động về chiến lược, lực lượng vũ trang tích lũy thêm kinh nghiệm tác chiến quy mô lớn hơn. Đặc biệt, thắng lợi của chiến dịch đã rèn luyện bộ đội ta quen với cách đánh tiến công vào hệ thống cứ điểm mạnh của địch, đồng thời, đánh dấu bước phát triển mới về nghệ thuật chiến dịch làm cơ sở để ta mở các chiến dịch trong những năm tiếp theo giành thắng lợi to lớn hơn.
Thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, giải phóng đồng bào Tây Bắc khỏi ách áp bức của thực dân Pháp, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn trên một hướng, địa bàn chiến lược rất quan trọng. Quân và dân ta đã tiêu diệt và đánh chiếm lại các vị trí đóng qn của thực dân Pháp ở Tây Bắc để tránh sự uy hiếp của chúng đối với căn cứ địa Việt Bắc. Chiến thắng Tây Bắc đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tạo lập thế trận chiến dịch tiến công và là bước phát triển mới về nghệ thuật phối, kết hợp tác chiến giữa bộ đội chủ lực với lực lượng vũ trang địa phương. Đó cũng là nghệ thuật chiến tranh nhân dân “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”, làm phá sản âm mưu thâm độc lập “xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp, hòng chia rẽ người Thái với người Kinh, cũng như người Thái với đồng bào các dân tộc thiểu số khác để dễ bề cai trị ở vùng các tỉnh Tây Bắc.
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc năm 1952, trong đó có nghệ thuật tạo lập thế trận đã được vận dụng và tiếp tục kế thừa, nâng lên tầm cao mới, góp phần quan trọng làm nên những chiến thắng vang dội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Bài học kinh nghiệm đó đến nay vẫn cịn giá trị sâu sắc, cần được tiếp tục nghiên cứu toàn diện nhằm bổ sung, phát triển phù hợp với chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, làm phong phú kho tàng lý luận nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trong những năm tới: “tình hình thế giới, khu vực và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, địi hỏi tồn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải đồn kết một lịng”;
tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, có quyết tâm chính trị cao, dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình, chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới, không ngừng tăng cường tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được, đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững”1. Điều đó địi hỏi phải gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phịng - an ninh; khơng ngừng xây dựng tiềm lực, thế trận, khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, xây dựng và nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân; kết hợp chặt chẽ giữa thế bố trí của các binh đồn chủ lực cơ động với thế trận phòng thủ của lực lượng vũ trang địa phương tại chỗ và các chốt chiến dịch, chiến lược trên các hướng, chiến trường trọng điểm; chủ động nắm, dự báo chính xác tình hình, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống chiến lược, chiến thuật, khơng để bị động, bất ngờ. “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hịa bình phù hợp với luật pháp quốc tế”2. Vì vậy, phải tính đến nghệ thuật xây dựng và tạo lập thế trận khu vực phòng thủ trên hướng trọng điểm; nhất là, đầu tư “xây dựng và củng cố các tuyến phịng thủ biên giới, biển, đảo; có cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương”3. Đồng thời, chủ động chuẩn bị về mọi mặt sẵn sàng đấu tranh với các thế lực thù địch trong các tình huống: xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển, đảo, gây rối, biểu tình, bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, lật đổ, ly khai; đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng. Đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và biên phịng tồn dân trong điều kiện mới, sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
_____________