) Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an.C
1. Dẫn theo Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, ngày 6/5/2016.
Điểm qua một số tác phẩm văn học và tác phẩm âm nhạc sáng tác về Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp càng thấy giá trị, sức mạnh to lớn của văn học, nghệ thuật đóng góp vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hãy tưởng tượng nếu khơng có những câu thơ, khơng có những bài hát cất lên suốt 9 năm kháng chiến ấy thì khơng hiểu cuộc sống, chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta sẽ thế nào? Từ giả thiết ấy, chúng tơi có một vài suy ngẫm.
Một là, trong những năm kháng chiến gian khổ, nhiều văn nghệ sĩ đã
bám sát cuộc sống, chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta, theo sát bước chân bộ đội và thực tế chiến trường, không quản vất vả, hy sinh để sáng tác thơ văn, âm nhạc phục vụ đắc lực, có hiệu quả và kịp thời nhu cầu của bộ đội. Có nhà văn đã dũng cảm hy sinh như liệt sĩ Trần Đăng, tác giả ký sựTrận Phố Ràng nổi tiếng. Vì thế, cần khẳng định văn học, nghệ thuật thời kỳ này giàu
tính chiến đấu, trở thành vũ khí tinh thần khơng thể thay thế của bộ đội và nhân dân Tây Bắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thực tế ấy để lại cho Đảng ta và quân đội ta bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật phục vụ cuộc chiến đấu, coi văn học, nghệ thuật là một “binh chủng”, là vũ khí tư tưởng sắc bén, vừa giáo dục chính trị, tư tưởng, vừa động viên, khích lệ người lính trong chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Hai là, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc đã xuất
hiện nhiều bài thơ xuất sắc do những người lính sáng tác được bộ đội và nhân dân u thích, được phổ biến rộng rãi, có giá trị lâu dài. Đó là trường hợp của nhà thơ Quang Dũng, Chính Hữu, Trần Đăng, Hồng Nguyên, nhạc sĩ Văn An, Doãn Nho, Doãn Quang Khải... Điều đó chứng minh rằng, từ những ngày đầu trong chiến tranh, quân đội ta đã có sự sáng tạo trong đào tạo nhân tài văn học, nghệ thuật phục vụ bộ đội, chấp nhận những góc nhìn cá nhân để bồi dưỡng, phát huy tài năng sáng tác ở lĩnh vực rất tinh tế và nhạy cảm. Ngay cả cách chấp nhận một số bài thơ khác lạ với truyền thống (Tây Tiến, Nhớ vợ, Em tắm...) chứng tỏ sự tài tình trong lãnh đạo văn nghệ. Theo tôi, kinh nghiệm này đã được phát huy khi mà quân đội ta luôn xây dựng một đội ngũ văn nghệ sĩ hùng hậu qua các thời kỳ.
Ba là, nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam sáng tác về Tây Bắc, ngay từ đầu
PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 781nghệ thuật phục vụ kịp thời bộ đội và nhân dân; vì thế địa danh, phong nghệ thuật phục vụ kịp thời bộ đội và nhân dân; vì thế địa danh, phong cảnh, truyền thống văn hóa, phong tục tốt đẹp của Tây Bắc đã thấm vào tâm hồn văn nghệ sĩ, lên men sáng tạo xuất thần, làm nên nhiều tác phẩm nổi tiếng. Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc, có giá trị lâu bền đến ngày nay đều sáng tác ở Tây Bắc. Qua văn học, nghệ thuật, người ta có thể thấy một phần của lịch sử quân đội của miền đất Tây Bắc. Cuộc chiến đấu của người lính và vùng đất giàu đẹp của Tây Bắc là nguồn cội giúp các văn nghệ sĩ sáng tạo nên nhiều tác phẩm hay, được công chúng ghi nhận. Văn nghệ sĩ ghi ơn bà con các dân tộc Tây Bắc, văn hóa miền Tây Bắc, ghi ơn bộ đội từng gắn bó máu thịt, hỗ trợ, bảo vệ văn nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm xuất sắc cho quân đội và cho cả nước. Đồng thời, cũng cần nhấn mạnh tình cảm keo sơn mà văn nghệ sĩ dành cho bộ đội là tài sản vô giá, là khởi nguồn của các tác phẩm xuất sắc.
Từ những suy nghĩ trên, theo chúng tơi cần có sự tổng kết, đánh giá tồn diện về vai trị của văn học, nghệ thuật thời kháng chiến chống Pháp với công tác chiến đấu và xây dựng quân đội ta để đúc rút những bài học kinh nghiệm cho chặng đường sắp tới.