) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái.
PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 691 vận dụng những nội dung đã học vào thực tiễn, qua đó hình thành phẩm
vận dụng những nội dung đã học vào thực tiễn, qua đó hình thành phẩm chất, năng lực của con người.
Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã quan tâm, chú trọng tới việc giảng dạy nội dung giáo dục lịch sử địa phương tỉnh n Bái trong chương trình giáo dục phổ thơng. Từ năm học 1999-2000, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn tập bài giảng “Lịch sử địa phương” để triển khai giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; hướng dẫn các trường bổ sung, cập nhật nội dung giảng dạy - học tập về lịch sử Đảng bộ tỉnh do Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức biên soạn và Tài liệu lịch sử Đảng bộ huyện, thị xã, thành phố. Từ năm học 2018-2019, Sở triển khai giảng dạy Tài liệu tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng bộ, truyền thống cách mạng, bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái, do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn, sử dụng trong hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã ban hành văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục về nội dung, hình thức triển khai, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá nội dung giáo dục địa phương một cách phù hợp với từng cấp học, điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường. Căn cứ số tiết quy định trong khung phân phối chương trình và tài liệu hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, giáo viên bộ môn Lịch sử các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã thiết kế bài dạy theo yêu cầu của tiết học chính khóa. Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái chú trọng yêu cầu các nhà trường tăng cường việc dạy lịch sử và địa lý địa phương, đưa nội dung này vào đánh giá nhà trường và trong các kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông và thi học sinh giỏi trung học cơ sở. Việc thực hiện tiết học Lịch sử địa phương được tiến hành đúng quy định, có tác dụng cung cấp kiến thức và giáo dục học sinh. Một số giáo viên trường trung học cơ sở và trung học phổ thơng đã có sự sáng tạo trong dạy học lịch sử địa phương như tổ chức dạy học thực địa, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi Tích hợp liên mơn, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn, tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, tuyên truyền những sự kiện quan trọng của
địa phương thông qua giờ chào cờ, mời chuyên gia tọa đàm nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12),...
Trong chương trình Lịch sử địa phương tỉnh Yên Bái, nội dung “Chiến thắng Nghĩa Lộ” được giảng dạy tại Bài 6 “Yên Bái trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)” (Lớp 9, chương trình 2006); trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, nội dung “Chiến thắng Nghĩa Lộ” được giảng dạy trong hai chủ đề “Lịch sử tỉnh Yên Bái từ năm 1919 đến nay” và “Di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Yên Bái”. Khi dạy về nội dung chiến thắng Nghĩa Lộ, các nhà trường trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm tại di tích lịch sử Căng và Đồn Nghĩa Lộ để học sinh có cái nhìn thực tế hơn. Đây là phương pháp dạy học hiệu quả, học sinh rất hứng thú khi được trải nghiệm thực tế ở di tích. Đối với học sinh ở thành phố Yên Bái và các huyện khác trên địa bàn tỉnh, việc học tập nội dung này được triển khai bằng nhiều hình thức phong phú: Học sinh tại thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên được tham gia học tập tại Bảo tàng tỉnh; học sinh các huyện còn lại học qua tài liệu, sách giáo khoa, tham quan Bảo tàng tỉnh Yên Bái bằng hình thức trực tuyến,... Sau mỗi buổi học, học sinh tập làm thuyết minh - hướng dẫn viên giới thiệu về chiến thắng Nghĩa Lộ, các em tự viết lại cảm nghĩ, cảm nhận về di tích lịch sử - văn hóa địa phương mình. Đây là phương pháp dạy học gắn với thực tế hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho học sinh và đúng với triết lý viết sách giáo khoa “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”, các em càng thêm yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống, lịch sử dân tộc.
Giảng dạy lịch sử địa phương nói chung và nội dung chiến thắng Nghĩa Lộ nói riêng trong chương trình giáo dục phổ thơng có ý nghĩa lớn, nhằm góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn nội dung lịch sử địa phương mà sách giáo khoa khơng có điều kiện đề cập cụ thể, chi tiết, giúp học sinh nhận thức được tính gắn kết của các sự kiện địa phương trong tiến trình lịch sử hào hùng của dân tộc, những đóng góp của địa phương đối với lịch sử nước nhà. Mặt khác, giảng dạy lịch sử địa phương cịn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương