) Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an.C
THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC
Thiếu tướng, TS. NGUYỄN HỒNG NHIÊN*
Kính thưa các đồng chí
Thu - Đơng năm 1952, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã lập nên những chiến công vang dội trên núi rừng Tây Bắc, đập tan âm mưu chiếm giữ địa bàn chiến lược, chia cắt chiến trường, khống chế căn cứ địa Việt Bắc của thực dân Pháp; giải phóng nhân dân, giải phóng đất đai, phát triển thế tiến công chiến lược của cuộc kháng chiến.
70 năm đã trôi qua, âm hưởng chiến thắng hào hùng vẫn còn vang vọng, đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh giữ nước theo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, của Bác Hồ. Để lại những kinh nghiệm giá trị cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Tây Bắc, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Quốc phịng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Tây Bắc 1952 -
Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm”.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 90 bài tham luận của các lãnh đạo Đảng, Bộ Quốc phòng, các địa phương, các quân khu, quân đoàn, quân, binh chủng, các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội,... Mỗi tham luận là một _____________
PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 783cơng trình nghiên cứu độc lập, cơng phu đi sâu nghiên cứu theo từng vấn đề cụ cơng trình nghiên cứu độc lập, cơng phu đi sâu nghiên cứu theo từng vấn đề cụ thể, nhưng tựu trung lại đã làm sáng tỏ hơn, đầy đủ hơn trên những nội dung chủ yếu sau:
Một là, phân tích, đánh giá làm rõ bối cảnh, tình hình quốc tế, khu vực trong những năm đầu thập niên 1950; âm mưu, thủ đoạn mở rộng chiếm đóng và lập “xứ Thái tự trị” ở vùng Tây Bắc của thực dân Pháp để làm rõ thuận lợi, khó khăn khi tiến hành chiến dịch.
Miền Tây Bắc của Tổ quốc là vùng núi non hùng vĩ, có vị trí chiến lược khơng chỉ về qn sự, quốc phịng mà cả kinh tế, đối ngoại; là địa bàn cư trú của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dù có khác biệt về văn hóa, xã hội nhưng đều chung sức, đồng lịng xây dựng đất nước, giữ yên phên giậu Tổ quốc. Trở lại xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã nhanh chóng áp đặt ách thống trị, tăng cường khống chế, đe dọa đồng bào, trong khi tổ chức cơ sở đảng, hệ thống chính quyền cách mạng chưa được xây dựng, củng cố, khiến cho phong trào kháng chiến trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.
Nhận rõ vị trí, vai trị của địa bàn Tây Bắc, từ rất sớm Trung ương Đảng, Bộ Tổng Tư lệnh đã cử các đội quân công tác lên gây dựng cơ sở, giúp đỡ đồng bào, tạo lập thế trận chiến tranh nhân dân trên núi rừng Tây Bắc. Đây chính là hình thức vũ trang tun truyền hết sức có hiệu quả, góp phần xây dựng phong trào kháng chiến trên địa bàn, là cơ sở quan trọng để Đảng chỉ đạo mở các hoạt động quân sự với quy mơ ngày càng lớn với mục đích giải phóng Tây Bắc khỏi ách đơ hộ của chủ nghĩa thực dân, để đồng bào Tây Bắc đóng góp sức mình cho sự nghiệp “kháng chiến kiến quốc”. Đó là cả quá trình xây dựng thực lực, củng cố địa bàn để đến đầu năm 1952, khi “sức ta
đã mạnh, người ta đã đông”, sự nghiệp kháng chiến đã thu được nhiều thắng
lợi; bạn bè thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa ra sức ủng hộ; quân Pháp trên chiến trường Đông Dương đang lún sâu vào thế bị động, phải dựa vào Mỹ để kéo dài chiến tranh, tác động của cuộc chiến tranh khiến chính trường nước Pháp hết sức rối ren, nội các liên tiếp bị đánh đổ. Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở hướng tiến công lên Tây Bắc, phá tan âm mưu lập “xứ Thái tự trị”, chiếm giữ địa bàn để
khống chế căn cứ địa Việt Bắc, chia cắt chiến trường Bắc Đông Dương của thực dân Pháp.
Hai là, làm rõ chủ trương, đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, khẳng định tầm nhìn chiến lược và tài thao lược của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh khi quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc; trong đó có vai trị to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh, Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Đây là những nhân tố quyết định để Chiến dịch Tây Bắc giành thắng lợi.
Thu - Đông 1950, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Biên giới, phá tan phòng tuyến biên thùy của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta thốt khỏi vịng vây qn thù, tạo nên bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Kể từ đây, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã giành quyền chủ động chiến lược. Tuy nhiên, về tương quan lực lượng, địch vẫn còn mạnh hơn ta. Vậy nên, ba chiến dịch tiến công vào trung du và đồng bằng Bắc Bộ trong năm 1951 đã khơng đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, một trong những nguyên nhân là do ta tiến công vào địa bàn không phải là sở trường tác chiến của bộ đội chủ lực, lại là nơi địch đông quân, phát huy được thế mạnh vũ khí, trang bị.
Kiên trì với đường lối kháng chiến của Đảng, quân dân ta bền bỉ chiến đấu, chớp thời cơ làm nên thắng lợi Chiến dịch Hịa Bình Đơng - Xn 1951- 1952. Thắng lợi đó đã khẳng định được quyền chủ động chiến lược của cuộc kháng chiến, khẳng định thế mạnh tác chiến trên địa bàn rừng núi của Quân đội nhân dân Việt Nam, là cơ sở để Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II chủ trương: “Tiêu diệt sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng một bộ phận đất đai có tính chất quan trọng về chiến lược”1.
Thực hiện chủ trương của Hội nghị, để phát huy quyền chủ động chiến lược của cuộc kháng chiến, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy đã chỉ đạo Bộ Tổng Tư lệnh nghiên cứu mở hướng tiến công lên miền Tây Bắc, một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng đang bị thực dân Pháp chiếm đóng.
_____________