) Phó Trưởng phòng Lịch sử quân sự thế giới, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng.
1. G Xabachiê: Số phận Đông Dương, kỷ niệm và tư liệu 1941-1951, Nxb Plon, Paris;
Dẫn theo Bộ Quốc phòng - Tỉnh ủy Sơn La:Chiến thắng Tây Bắc 1952 - Tầm nhìn chiến lược và bài học lịch sử, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2012,
tr.578.
2. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Các đơn vị vũ trang Tây tiến(1945-1950), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr.129-130. (1945-1950), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr.129-130.
PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 733Đánh địch ở Tây Bắc, ta đưa chủ lực đánh vào một địa bàn chiến lược hiểm Đánh địch ở Tây Bắc, ta đưa chủ lực đánh vào một địa bàn chiến lược hiểm yếu ở rừng núi, nơi địch tương đối yếu và sơ hở. Đây là nơi quân Pháp khó phát huy ưu thế về vũ khí trang bị, đặc biệt là khơng qn, pháo binh và khả năng cơ động. Trong khi đó, chiến trường rừng núi lại là nơi lực lượng ta có thể phát huy sở trường, khắc phục chỗ yếu của mình, hạn chế sở trường, khoét sâu chỗ yếu của địch. Cùng với đó, tiến cơng địch ở Tây Bắc là chúng ta đánh vào âm mưu “chia để trị”, “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của Pháp, cũng là dịp để giác ngộ chính trị cho đồng bào, khơi dậy và phát huy lòng yêu nước, tiềm năng cách mạng của đồng bào nơi đây, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên đồng bào tích cực tham gia kháng chiến. Theo đánh giá của đồng chí Hồng Văn Thái - Tổng Tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng chiến dịch, Tây Bắc lúc này đã trở thành vấn đề thế và lực trên bàn cờ chiến lược Đông Dương. Chọn Tây Bắc làm địa bàn tác chiến ngoài việc quán triệt phương châm tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của địch và phát huy tốt nhất sở trường chiến đấu của bộ đội ta, còn tạo ảnh hưởng, giúp đỡ cách mạng Lào.
Tại Hội nghị phổ biến kế hoạch tác chiến cho cán bộ các cấp, ngày 6/9/1952, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh, Chỉ huy trưởng chiến dịch đã nêu rõ 3 nhiệm vụ chủ yếu của chiến dịch, trong đó nhiệm vụ giải phóng đất đai là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm thực hiện phương châm có ý nghĩa chiến lược mở rộng vùng giải phóng, bảo vệ và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, giữ vững giao thông liên lạc quốc tế giữa Lào Cai với Vân Nam (Trung Quốc) và tạo điều kiện giúp đỡ cách mạng Lào.
Trải qua gần 2 tháng chiến dịch, quân và dân ta đã tiêu diệt các vị trí của địch từ sơng Thao đến tả ngạn sơng Đà; tiếp đó vượt sơng Đà giải phóng một vùng rộng lớn từ Mộc Châu đến Điện Biên Phủ; đồng thời đánh bại cuộc hành quân của địch lên hậu phương chiến dịch ở Phú Thọ, Tuyên Quang. Ngày 10/12/1952, ta chủ động kết thúc chiến dịch. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, diệt gọn 4 tiểu đồn và 28 đại đội (tính cả ở trung du và đồng bằng thì ta đã loại khỏi vịng chiến đấu 13.800 tên), giải phóng 28.500 km2 với 25 vạn dân; mở rộng căn cứ kháng chiến, mở đường sang Thượng Lào, phá thế huy hiếp của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc ở
phía tây, đập tan âm mưu củng cố “xứ Thái tự trị”, “xứ Nùng tự trị” của thực dân Pháp1.
Sau chiến dịch này, đường giao thông liên lạc từ Trung Quốc, Lào qua Việt Nam, từ Tây Bắc, Việt Bắc xuống Liên khu 3, Liên khu 4 vào Liên khu 5 và Nam Bộ thuận lợi hơn, tạo điều kiện mới để quân và dân ta đẩy mạnh kháng chiến. Nhiều địa bàn ở Tây Bắc được giải phóng, vùng hậu phương kháng chiến của Việt Nam được mở rộng và tiến sát biên giới Việt - Lào. Vùng giải phóng Tây Bắc nối liền với căn cứ du kích kháng chiến ở Thượng Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho liên minh chiến đấu giữa quân và dân hai nước.