) Phó Trưởng phòng Lịch sử quân sự thế giới, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng.
2. Báo Cứu quốc, cơ quan Trung ương của Mặt trận Liên Việt, số 102, ngày 20/3/1953.
PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 737gây cho đối phương nhiều tổn thất. Đến đầu năm 1953, các khu căn cứ gây cho đối phương nhiều tổn thất. Đến đầu năm 1953, các khu căn cứ kháng chiến ở Hạ Lào được xây dựng liên hồn cả hai vùng Đơng, Tây Nam Áttapư, nối liền hai phía nam, bắc Cao ngun Bơlơven, trở thành trung tâm kháng chiến trên tồn Hạ Lào.
Nhìn chung, được sự cổ vũ của chiến thắng Tây Bắc và sự giúp đỡ to lớn của Quân tình nguyện Việt Nam, đến cuối năm 1952, đầu năm 1953, quân và dân Lào đã xây dựng, củng cố vùng giải phóng và các khu căn cứ tương đối vững chắc, liên hoàn suốt từ Thượng Lào, Trung Lào đến Hạ Lào. Với việc nối thơng vùng giải phóng Tây Bắc với khu căn cứ kháng chiến Thượng Lào, chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch phát triển mạnh mẽ hơn trước, phong trào đấu tranh chính trị được xây dựng ở một số đô thị, làm cho so sánh lực lượng giữa ta và địch có những thay đổi có lợi cho kháng chiến của nhân dân các bộ tộc Lào.
Trước những biến chuyển tích cực của cuộc kháng chiến ở hai nước, đầu năm 1953, trong phân tích hướng tiến cơng chiến lược, nhằm phát huy thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc Thu - Đông 1952, sau khi cân nhắc giữa Lai Châu và Thượng Lào, Tổng Quân ủy Việt Nam nhận định: “Thượng Lào có ý nghĩa lớn về chiến lược, vừa phù hợp với trình độ tác chiến của ta,... vừa mở được căn cứ cho bạn đứng chân, tạo nên một thế trận mới liên minh chiến đấu giữa 2 nước Lào - Việt”1. Từ đó, Tổng Quân ủy đề nghị Bộ Chính trị cho phối hợp cùng quân giải phóng Lào mở Chiến dịch Thượng Lào, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, xây dựng căn cứ đứng chân, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến của bạn lên một bước mới; buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng đối phó.
Kết quả của Chiến dịch Thượng Lào, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 2.800 quân địch (1/5 tổng số quân địch ở Lào), đánh tan 3 tiểu đoàn và 3 đại đội ở Sầm Nưa, 8 đại đội ở khu vực sông Nậm Hu và hàng trăm tên địch ở mặt trận đường 7 - Xiêng Khoảng; giải phóng 5 vị trí và bức rút 25 vị trí khác, trong đó có 2 vị trí chỉ huy phân khu Sầm Nưa và Xiêng Khoảng; giải phóng khoảng 4.000 km2, gồm toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh
_____________
1. Bộ Tổng Tham mưu, Ban Tổng kết - Biên soạn lịch sử:Lịch sử Bộ Tổng Tham mưutrong kháng chiến chống Pháp 1945-1954, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1991, tr.643. trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954, Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1991, tr.643.
Xiêng Khoảng và một số huyện dọc sông Nậm Hu thuộc các tỉnh Luông Phabăng và Phôngsalỳ, với hơn 300.000 dân.
Thắng lợi của Chiến dịch Thượng Lào đã tạo nên một cục diện mới cho cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Lào. Với thắng lợi của Chiến dịch Thượng Lào, quân và dân Lào có điều kiện thuận lợi xây dựng, phát triển Sầm Nưa trở thành trung tâm căn cứ địa Trung ương, hậu phương kháng chiến của cả nước Lào, nối thông với nhiều vùng tự do của Việt Nam. Chính phủ kháng chiến Lào và Mặt trận Lào Ítxala từ đây có một hậu cứ vững chắc trong nước để hoạt động. Quân đội Lào Ítxala có một hậu phương lớn để đứng chân, xây dựng và phát triển lực lượng.
Như vậy, thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc đã tác động, ảnh hưởng to lớn đối với phát triển của liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Với thắng lợi của chiến dịch này, vùng giải phòng Tây Bắc (Việt Nam) mở rộng, nối liền với căn cứ kháng chiến Thượng Lào của cách mạng Lào tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến ở Lào phát triển mạnh mẽ cả về mở rộng, củng cố căn cứ địa, phát triển các lực lượng kháng chiến và đẩy mạnh các hoạt động kháng chiến. Dưới tác động tích cực của chiến thắng Tây Bắc, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát huy hiệu quả trong phối hợp hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng kháng chiến Lào với Quân tình nguyện Việt Nam và giữa quân đội hai nước trên chiến trường Lào, tiêu diệt diệt địch, đưa cuộc kháng chiến của hai nước ngày càng phát triển đến thắng lợi.