PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 775 Qua tác phẩmVợ chồng A Phủ, nhà văn muốn phản ánh số phận đau

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 149 - 150)

) Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an.C

PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 775 Qua tác phẩmVợ chồng A Phủ, nhà văn muốn phản ánh số phận đau

khổ, bất hạnh của những người dân ở vùng núi Tây Bắc, và khẳng định muốn có được cuộc sống hạnh phúc, sự đổi đời, con người phải biết đồng lịng cùng nhau vượt lên số phận; chính ánh sáng cách mạng sẽ soi đường, dẫn lối cho họ tìm đến với hạnh phúc. Giáo sư Phong Lê cho rằng: “Nói vềVợ chồng A Phủ là nói về giá trị khởi đầu của nó trong văn học kháng chiến, nằm

trong bộ ba truyện để thànhTruyện Tây Bắc. Tơ Hồi trong những năm đầu

thâm nhập vào kháng chiến, viết được tác phẩm đầu tiên của văn học kháng chiến và xây dựng được mẫu hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ và người dân thiểu số vùng Tây Bắc”.

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng hàng đầu của Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, ông được giao phụ trách công tác tuyên truyền của Đảng, chủ yếu sống ở Việt Bắc cùng Chính phủ kháng chiến. Thơ ơng như là bản chép sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Sau nước (1947) và một loạt bài thơ khác, Tố Hữu sáng tác bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (7/5/1954) trong ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, trở

thành tiếng nói thơ ca trọn vẹn nhất, đặc sắc nhất về Điện Biên và Tây Bắc. Qua bài thơ hiện lên một Tây Bắc anh hùng, một Tây Bắc hùng vĩ, một Tây Bắc đồn kết một lịng cùng cả nước quyết chí đánh trận cuối cùng: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên/Chiến sĩ anh hùng/Đầu nung lửa sắt/Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,/ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/Máu trộn bùn non/Gan khơng núng/Chí khơng mịn!/Những đồng chí thân chơn làm giá súng/Đầu bịt lỗ châu mai/Băng mình qua núi thép gai/Ào ào vũ bão/Những đồng chí chèn lưng cứu pháo/Nát thân, nhắm mắt, cịn ơm.../Những bàn tay xẻ núi lăn bom/Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện.

Cả bài thơ mang một tiết tấu nhanh, mạnh; ào ào như sóng reo, như khúc hát bi hùng, như thác cuốn, lửa cháy và bão táp. Câu, chữ trong bài thơ là câu, chữ dân dã, dễ hiểu, mang hàm lượng thông tin lan tỏa rất nhanh. Âm hưởng chính, xuyên suốt bài thơ là tiếng reo vui, hân hoan chiến thắng. Tây Bắc hiện lên là những người lính chiến đấu, những người dân cơng tải đạn: “Chiến sĩ anh hùng/Đầu nung lửa sắt...”, “Dốc Pha Đin, chị gánh anh

thồ/Đèo Lũng Lơ, anh hị chị hát...”, là Mường Thanh, là Hồng Cúm, là Him Lam,

tiếng quân hò quân reo, là Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Hoan hơ đồng chí Võ Nguyên Giáp! Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp!, là đồng chí Phạm Văn Đồng: Đồng chí Phạm Văn Đồng/Ở bên đó, chắc đêm nay khơng ngủ/Tin

đây Anh, Điện Biên Phủ hoàn thành. Bài thơ viết ở Việt Bắc nhưng đậm

tính thời sự, chiến sự ở Tây Bắc, cùng với bài hát “Giải phóng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận tạo nên một bản đại hợp xướng chiến thắng vọng lên từ Tây Bắc lan xa khắp cả nước và toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)