PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 659 120 tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men Số dân công huy động là 35

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 33 - 34)

) Giám đốc Học viện Lục quân, Bộ Quốc phòng.

PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 659 120 tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men Số dân công huy động là 35

120 tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men... Số dân công huy động là 35.000 người, làm nhiệm vụ tiếp tế, tải thương và sửa chữa đường sá, cầu cống...

Chiến dịch Tây Bắc diễn ra từ ngày 14/10 đến ngày 10/12/1952 với 3 đợt tiến công. Kết quả, quân và dân ta đã tiêu diệt và bắt sống hơn 6.000 tên địch (diệt gọn 4 tiểu đoàn và 28 đại đội); giải phóng một vùng rộng lớn ở địa bàn chiến lược quan trọng (khoảng 30.000km2 với 250.000 dân); đồng thời, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng và lập “xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp, nối thông Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc, vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh và Thượng Lào.

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc 1952 có ý nghĩa to lớn về quân sự, chính trị, kinh tế và để lại nhiều bài học quý cả về lý luận và thực tiễn, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật quân sự Việt Nam, trong đó nghệ thuật tạo lập thế trận chiến dịch tiến công địch trên địa bàn rừng núi là một trong những nét đặc sắc, thể hiện cụ thể trên một số nội dung sau:

Thứ nhất, nghệ thuật tạo lập thế trận trên nền tảng của thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, toàn dân kháng chiến

Đây là nét đặc sắc trong nghệ thuật tạo lập thế trận chiến dịch mà Đảng ta và Bộ Chỉ huy chiến dịch đã vận dụng, phát triển sáng tạo phương thức chiến tranh nhân dân, thực hiện “kháng chiến toàn dân, tồn diện” để đánh thắng một đội qn có tiềm lực quân sự vượt trội. Sự kết hợp nhuần nhuyễn loại hình chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy; phối hợp tác chiến giữa bộ đội chủ lực với lực lượng vũ trang địa phương đã trở thành nét đặc sắc về tạo lập thế trận và cách đánh của chiến tranh nhân dân trên địa hình rừng núi. Từ đó, tạo ra thế trận tác chiến rộng khắp, đánh địch với nhiều loại hình, quy mơ: từ đánh nhỏ, lẻ của lực lượng vũ trang địa phương, du kích trong vùng tạm chiếm, đến đánh tập trung của bộ đội chủ lực ở những địa bàn chiến lược lựa chọn. Trong thực tế, trước khi tiến hành Chiến dịch Tây Bắc, ta đã tổ chức một số đơn vị chủ lực “nhỏ” và “tinh” đánh vào các hướng địch mỏng yếu nhưng hiểm, tiêu diệt lực lượng địch tại chỗ và giải phóng một số địa bàn chiến lược, buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động ra các hướng để đối phó. Đồng thời, bằng sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích rộng khắp trên phạm vi các tỉnh với các hoạt động tác chiến của đơn vị chủ lực cấp sư đoàn, trung đoàn trên

một số khu vực trọng điểm, ta đã thành cơng trong việc kìm giữ, giam chân một số đơn vị chủ lực địch.

Như vậy, thế trận của Chiến dịch Tây Bắc được tạo lập trong thế trận chiến tranh nhân dân vơ cùng hiểm hóc, lợi hại, buộc địch phải phân tán lực lượng khắp nơi, phải hành động theo ý định và cách đánh của Bộ Chỉ huy chiến dịch. Bên cạnh đó, thế trận Chiến dịch Tây Bắc 1952 cịn được tạo bởi thế trận chiến tranh nhân dân thông qua việc ta đã xây dựng được “thế trận lòng dân” vững chắc, huy động tối đa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tham gia chiến dịch, phục vụ tác chiến, nhất là trong công tác bảo đảm hậu cần - kỹ thuật cho chiến dịch; tạo sự bất ngờ lớn cho địch, khi chúng cho rằng với địa hình rừng núi Tây Bắc hiểm trở, xa hậu phương, ta không thể khắc phục để tổ chức vận chuyển, tiếp tế đủ lương thực, thực phẩm, đạn dược...

Thứ hai, nghệ thuật tạo lập thế trận chọn hướng tiến công phù hợp với thế và lực của ta, đẩy đối phương vào thế hoàn toàn bất lợi

Trong chiến tranh và trong tác chiến, muốn giành thắng lợi, nhất là trong điều kiện, “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu chống mạnh” thì ắt phải dựa vào mưu kế và thế trận. Trong đó, chuẩn bị chiến trường, tạo lập thế trận, chọn hướng tiến công phù hợp sẽ tạo thế trận chiến dịch hiểm hóc, phức tạp làm cho địch khơng biết đâu mà đối phó, chia địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt, đánh địch cả phía trước, bên sườn, phía sau, làm cho địch đơng mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu. Trên cơ sở ta chủ động chuẩn bị chiến trường sớm trên địa bàn rừng núi Tây Bắc, Trung ương Đảng chủ trương: “tránh chỗ

mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của địch mà đánh và hướng tiến công chiến dịch là Tây Bắc”1. Phương châm và kế hoạch hoạt động của ta là: “đánh lâu dài, đánh liên tục, tiến từng bước chắc, đồng thời sẵn sàng nắm thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh chóng... Về chiến thuật phương châm của ta là vây điểm diệt viện, diệt điểm phá điểm”2.

Chọn đúng hướng tiến cơng, đúng đối tượng tác chiến, có cách đánh phù hợp, ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch, làm tan rã

_____________

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)