PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 717 vùng địa bàn chiến lược quan trọng (khoảng 30.000km2 với 250.000 dân).

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 91)

) Trưởng phòng Tổng kết chiến tranh, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng.

PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 717 vùng địa bàn chiến lược quan trọng (khoảng 30.000km2 với 250.000 dân).

vùng địa bàn chiến lược quan trọng (khoảng 30.000km2 với 250.000 dân). Chiến thắng Tây Bắc khẳng định sự trưởng thành vượt bậc, toàn diện và vững chắc của quân đội ta, đánh dấu bước phát triển mới về nghệ thuật chiến dịch, trong đó nổi bật là nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng, thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, sử dụng lực lượng tập trung, tạo ưu thế tiến công phá vỡ các khu vực phòng ngự then chốt của địch.

Ở Tây Bắc, địch bố trí lực lượng phân tán trên một diện tích rộng, tổ chức lực lượng phịng ngự mạnh tại một số cứ điểm như Nghĩa Lộ, Mộc Châu, nhưng ở các cứ điểm phòng ngự bên ngồi, phía sau lại rất sơ hở. Để đối phó với tiến cơng của ta, địch thực hiện cách phòng ngự co giãn: nếu bị ta đánh, các cứ điểm nhỏ sẽ co về cụm quanh các cứ điểm lớn, tạo thế liên hồn chống đỡ; trường hợp bị đánh mạnh hơn thì rút chạy. Căn cứ vào thế bố trí lực lượng và thủ đoạn đối phó của địch, để thực hiện được mục đích của chiến dịch đề ra, ta xác định cách đánh là tập trung lực lượng, phá vỡ một số khu vực then chốt, kết hợp vu hồi đón lõng, truy kích kịp thời, mạnh dạn thọc sâu chia cắt địch, kết hợp trong, ngoài cùng đánh.

Để thực hiện cách đánh trên, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã có những biện pháp thích hợp, tập trung lực lượng lớn binh, hỏa lực và vật chất bảo đảm, quyết tâm đánh thắng các trận then chốt. Trong đợt 1, ta sử dụng 2 đại đoàn 308 và 312 cùng toàn bộ pháo binh chiến dịch tiến công địch ở phân khu Nghĩa Lộ, tạo được thế áp đảo cần thiết về lực lượng (binh lực ta gấp 5,5 lần, hỏa lực ta gấp 15 lần địch)1. Do tạo được ưu thế về binh, hỏa lực nên ngay từ địn tiến cơng đầu tiên, ta đã san phẳng một loạt các vị trí then chốt, phá vỡ một bộ phận tuyến phòng thủ vịng ngồi của địch. Phân khu Nghĩa Lộ, niềm tự hào của quân Pháp, tấm lá chắn cửa ngõ Tây Bắc bị đập tan, tạo thời cơ thuận lợi cho chiến dịch phát triển. Tướng F. de Linares, chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ phải thừa nhận: “Quân đồn trú ở đó đã bị chống váng, mê muội đi vì mật độ và tính chính xác đến ghê rợn của hỏa lực pháo binh,

_____________

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)