Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Chiến dịch Tây Bắc Thu Đông 1952,

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 94 - 97)

) Trưởng phòng Tổng kết chiến tranh, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng.

2. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Chiến dịch Tây Bắc Thu Đông 1952,

PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 721Kế hoạch nghi binh được chuẩn bị chu đáo và triển khai thực hiện Kế hoạch nghi binh được chuẩn bị chu đáo và triển khai thực hiện nghiêm túc, nhịp nhàng. Để đánh lạc hướng, làm phân tán sự đối phó của địch, ngày 30/8/1952, Bộ Tổng Tham mưu xây dựng kế hoạch nghi binh gửi đến các đơn vị. Theo kế hoạch, ở trung du lấy Vĩnh Phúc làm hướng nghi binh chính, giao cho Trung đoàn 246 lấy phiên hiệu giả là Đại đoàn 308, Tiểu đoàn bộ đội địa phương Phú Thọ lấy tên giả là Trung đoàn 246 hoạt động ở vùng Vĩnh Phúc. Trung đoàn 176 (Đại đoàn 316) lấy phiên hiệu giả là Đại đoàn 312 hoạt động ở Phú Thọ, Sơn Tây. Trung đoàn 238 của Liên khu Việt Bắc lấy phiên hiệu giả là Đại đoàn 316 và Tiểu đoàn bộ đội địa phương Bắc Giang lấy phiên hiệu giả là Trung đoàn 238 hoạt động ở vùng Bắc Giang. Tại Liên khu 3, hướng nghi binh chính là Hà Đơng, Hà Nam và Ninh Bình. Riêng ở Ninh Bình vừa nghi binh vừa chuẩn bị cho hai đại đoàn 304 và 320 vào địch hậu để phối hợp với chiến trường chính Tây Bắc. Mọi lực lượng trong các hoạt động nghi binh đều được tổ chức điều hành nhịp nhàng, hoạt động đúng lúc, đúng thời gian quy định cùng với hoạt động của các lực lượng chuẩn bị Chiến dịch Tây Bắc.

Các hoạt động nghi binh của ta trên nhiều hướng đã đánh lừa được Bộ Chỉ huy Pháp ở Hà Nội. Chúng cho rằng Thu - Đông 1952, ta sẽ tiến cơng ở đồng bằng nên đã bố trí 28 trong số 32 tiểu đồn cơ động vào việc phịng thủ đồng bằng. Ngay cả khi một loạt vị trí xung quanh phân khu Nghĩa Lộ bị tiêu diệt trong đợt 1, Bộ Chỉ huy Pháp ở Hà Nội vẫn chưa biết hướng tiến công chủ yếu của ta mà chủ yếu vẫn cho là hướng đồng bằng. Chỉ đến ngày 16/10, quân địch ở các vị trí Thượng Bằng La, Ba Khe và một loạt các vị trí xung quanh các cứ điểm bị tiêu diệt, bỏ đồn rút chạy, lúc này địch mới nhận thấy tình hình nghiêm trọng ở phân khu, vội vã ném Tiểu đoàn dù 6 xuống Tú Lệ để cứu nguy, hòng làm giảm áp lực tiến công của ta, song đã quá muộn, Pú Chạng - Nghĩa Lộ đã bị quân ta bao vây chặt.

Trong quá trình thực hành chiến dịch, ta vẫn tiếp tục nghi binh giữ bí mật, làm cho địch bất ngờ về hướng tiến công chủ yếu của ta trong đợt 2. Ta sử dụng Trung đoàn 165, Tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148), lực lượng vũ trang địa phương tiến cơng trên hướng thọc sâu phía nam Lai Châu, nổ súng tiến công sớm đánh vào Quỳnh Nhai đã làm cho địch lầm tưởng đây là hướng tiến cơng chính của ta, chúng lập tức điều lên Lai Châu 2 tiểu đoàn,

đồng thời tăng viện cho Nà Sản 2 tiểu đồn. Trong khi đó, trên hướng chủ yếu 9 (nam Sơn La), các trung đồn của ta bí mật vượt sông Đà, tiến công tiêu diệt Mộc Châu, mở toang cánh cửa vào Sơn La.

Trong đợt 3, ta tiến hành đánh Nà Sản không thành công và chủ động kết thúc chiến dịch. Bộ Chỉ huy chiến dịch đã hết sức linh hoạt sử dụng lực lượng, tiến hành nhiều biện pháp nghi binh có hiệu quả nhằm đánh lạc hướng phán đoán của đối phương, bảo đảm an toàn, tránh bị tiêu hao lực lượng. Theo đó, ta sử dụng một đại đội của Trung đoàn 209, một đại đội sơn pháo 75mm, một đại đội cối 120mm vẫn bám trụ địa bàn, dùng hỏa lực kiềm chế địch. Trong lúc Trung đoàn 174 và một bộ phận pháo binh tiếp tục bao vây địch và tham gia củng cố vùng mới giải phóng, Trung đồn 141 (Đại đoàn 312) và Trung đoàn 98 (Đại đoàn 316) cùng hai đại đội sơn pháo được lệnh rút về Thanh Hóa. Tiểu đồn 910 chuyển sang tỉnh Phôngxalỳ (Thượng Lào) hoạt động theo đề nghị của bạn, các lực lượng khác rút theo đường 14 và 13 về hậu phương củng cố an toàn. Lúc này, địch mới phát hiện Chiến dịch Tây Bắc của ta đã kết thúc. Có thể nói, đây là một bất ngờ lớn đối với địch.

Như vậy, có thể thấy trong Chiến dịch Tây Bắc, ta đã thành công trong việc nghi binh giữ bí mật, sử dụng nhiều lực lượng, nhiều đơn vị, tiến hành nhiều biện pháp nghi binh. Chúng ta đã đánh lừa được địch trong một chiến dịch lớn, tạo được yếu tố bất ngờ. Đây thực sự là bước tiến quan trọng, thể hiện sự phát triển mới về nghệ thuật chiến dịch trong giai đoạn này.

Chiến thắng Tây Bắc khẳng định sự trưởng thành vượt bậc, toàn diện và vững chắc của quân đội ta, trong đó nghệ thuật chiến dịch nói chung, nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng đã có bước phát triển mới. Những nét đặc sắc về nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng trong Chiến dịch Tây Bắc cũng chính là những bài học kinh nghiệm quý được vận dụng thành công cho nhiều chiến dịch về sau này. Những bài học kinh nghiệm quý đó vẫn cịn nguyên giá trị, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng, phát triển trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)