PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 703 nói chung, tỉnh Yên Bái nói riêng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 77 - 79)

) Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái.

PHẦN THỨ BA: TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 703 nói chung, tỉnh Yên Bái nói riêng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên

nói chung, tỉnh Yên Bái nói riêng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã chủ trì, phối hợp với các địa phương và các đơn vị có liên quan xây dựng hồ sơ khoa học các di tích, trình cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích lịch sử văn hóa các cấp.

Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh n Bái có 129 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được các cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng (1 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích, danh thắng quốc gia, 116 di tích cấp tỉnh). Gồm 3 loại hình: 124 di tích lịch sử văn hóa (25 di tích lịch sử lưu niệm sự kiện, 5 di tích lưu niệm danh nhân, 94 di tích lịch sử văn hóa là cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo), 2 di tích khảo cổ và 3 di tích danh lam thắng cảnh. Trong đó, các di tích gắn liền những chiến cơng lẫy lừng của Chiến dịch Tây Bắc 1952, như: Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Bến Âu Lâu (thành phố n Bái); Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Căng và Đồn Nghĩa Lộ (thị xã Nghĩa Lộ); Di tích quốc gia Nơi thành lập Đội Du kích Khau Phạ (huyện Mù Cang Chải); Di tích cấp tỉnh đồn Ba Khe (huyện Văn Chấn)...

Đối với các di tích ghi lại dấu ấn của Chiến dịch Tây Bắc 1952, sau khi xếp hạng đã được các cấp, các ngành và các địa phương chủ động triển khai công tác tu bổ, tôn tạo các hạng mục như: khuôn viên, cảnh quan xung quanh, trồng cây xanh, xây dựng các cơng trình phụ trợ... Riêng di tích lịch sử văn hóa quốc gia Bến Âu Lâu được đầu tư 15 tỷ đồng cho công tác tu bổ, tôn tạo giai đoạn 2020-2022 với các hạng mục: xây dựng mới tượng đài, phù điêu, cảnh quan và phục dựng một số hạng mục di tích, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến bến phà Âu Lâu, cổng, bia di tích, cây xanh, thảm cỏ, hệ thống điện chiếu sáng. Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Căng và đồn Nghĩa Lộ, nơi thực dân Pháp đặt Bộ Chỉ huy phân khu, được đầu tư tơn tạo khu nhà bia ghi danh liệt sĩ, cơng trình phụ trợ vào các năm 2005 (3 tỷ đồng), năm 2006 (4 tỷ đồng)... từ các nguồn kinh phí của Trung ương (Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa), nguồn kinh phí của tỉnh và một phần kinh phí xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân

Việc tăng cường cơng tác tu bổ, tơn tạo các di tích gắn với Chiến dịch Tây Bắc 1952 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục lịch sử văn hóa địa phương. Các di tích đã và đang trở thành những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cho người dân, đặc biệt là

thế hệ trẻ. Trong các chương trình, sự kiện nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, của địa phương và của các ngành đều tổ chức các hoạt động báo công, dâng hương, ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc tại các di tích. Năm 2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã tổ chức triển khai Chương trình phối hợp thực hiện cơng tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương thông qua di sản văn hóa; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tại di tích cho học sinh về truyền thống lịch sử của địa phương và giá trị các di sản văn hóa. Vào các ngày lễ, ngày tổng kết cuối năm học, các trường học đã tổ chức cho các em học sinh tham quan, học tập tại các di tích lịch sử - cách mạng, từ đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử, nâng cao ý thức của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa.

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại địa phương, cụ thể là: Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 28/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Các phòng chức năng, các đơn vị thuộc Sở: Phịng Văn hóa và Thơng tin, Trung tâm Truyền thơng và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và các văn bản luật có liên quan tuyên truyền, phổ biến tới nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch tại các địa phương trong tỉnh được quan tâm thực hiện. Yên Bái với các lợi thế, tiềm năng sẵn có về cảnh quan thiên nhiên, hệ thống di tích lịch sử cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đã góp phần phát huy hiệu quả việc thu hút ngày càng nhiều du khách tới Yên Bái tham quan các di tích gắn với Chiến dịch Tây Bắc 1952. Hằng năm, di tích lịch sử văn hóa quốc gia Bến Âu Lâu đón trên 5.000 lượt khách, di tích lịch sử văn hóa quốc gia Căng và Đồn Nghĩa Lộ đón trên 11.000 lượt khách, di tích quốc gia Nơi thành lập Đội Du kích Khau Phạ đón trên 3.000 lượt khách đến tham quan, học tập tại di tích. Các di tích này

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)