CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 97 - 99)

) Trưởng phòng Tổng kết chiến tranh, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng.

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

Thượng tá, TS. TRẦN ANH TUẤN*

ách đây 70 năm, quân và dân ta đã giành được thắng lợi vang dội trong Chiến dịch Tây Bắc (14/10 - 10/12/1952), loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn quân địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, nối liền vùng giải phóng Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào, đập tan âm mưu củng cố “xứ Thái”, “xứ Mường”, “xứ Nùng” tự trị của địch,... góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển, đẩy thực dân Pháp ngày càng lâm vào thế bị động đối phó, cuối cùng chịu thất bại hồn toàn.

Giành và giữ quyền chủ động chiến lược là nội dung cốt lõi, nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam, là quy luật giành chiến thắng của dân tộc ta trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Tổng kết nghệ thuật quân sự dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Nền nghệ thuật quân sự Việt Nam chủ yếu là nghệ thuật tiến công, nghệ thuật giành và giữ quyền chủ động trong mọi tình huống cũng như trong suốt cuộc chiến tranh...”1. Tư tưởng đó chi phối, định hướng nghệ thuật tổ chức lực lượng, lập thế trận chiến lược, phương thức tiến _____________

* Trưởng phòng Lịch sử quân sự thế giới, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phịng. 1. Võ Ngun Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Nxb. Sự

thật, Hà Nội, 1979, tr.327.

hành chiến tranh,... đến tinh thần, ý chí quyết tâm của toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp ngày càng lớn, đưa đến những thắng lợi quyết định.

Ngay khi quân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân ta vừa tiến hành kháng chiến, vừa chủ động, tích cực xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ cách mạng, chuẩn bị thực lực kháng chiến lâu dài. Khi khả năng hịa bình khơng cịn, Đảng ta đã chủ động chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến, giành quyền chủ động tiến công địch, trước khi đối phương kịp hành động vào đêm 19/12/1946, ta mở đầu kháng chiến toàn quốc, giam chân địch suốt 2 tháng tại Hà Nội, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt để phát động và bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Thu - Đông 1947, bằng phương pháp tác chiến phù hợp, quân và dân ta đã nhanh chóng giành quyền chủ động tác chiến, đập tan cuộc tiến công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, buộc chúng phải chuyển sang thực hiện chiến lược “đánh lâu dài”. Với quyết tâm “bắt địch phải chuyển sang thế thủ”1, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh, rộng khắp, phát triển chiến tranh du kích, từng bước tiến lên vận động chiến, tạo thế và lực để tiến tới phản công và tiến công.

Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu (1/1949) khẳng định phải kiên quyết “giành chủ động trong từng chiến dịch và chiến đấu để thực hiện chủ động chiến lược bộ phận đặng chuẩn bị chủ động chiến lược toàn thể ở giai đoạn tổng phản cơng”2. Hội nghị nhấn mạnh: “Chúng ta chỉ có một chủ trương duy nhất: tích cực chiến đấu, chuẩn bị tổng phản công, đi tới tổng phản công, thực hiện cho kỳ được mệnh lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đánh, đánh mạnh, đánh cho đến thắng lợi hoàn toàn”3. Thực hiện chủ trương giành chủ động trong từng chiến dịch, tiến tới giành chủ động chiến lược, từ năm 1949, ta vừa đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân về mọi mặt, vừa chủ động mở nhiều chiến dịch và đợt hoạt động

_____________

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2000, t.8, tr.325.

PHẦN THỨ BA:TẦM VÓC, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 725quy mô vừa và nhỏ trên khắp các chiến trường, tiêu diệt một bộ phận sinh quy mô vừa và nhỏ trên khắp các chiến trường, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá hệ thống giao thông, buộc quân Pháp phải rút bỏ hàng chục đồn, bốt, tiểu khu, phân khu, rơi vào thế phòng thủ, bị động.

Đặc biệt, trên cơ sở phân tích cục diện chiến trường, đánh giá đúng chỗ mạnh và chỗ yếu của cả địch và ta, tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, đánh vào phịng tuyến biên giới Đơng Bắc của quân Pháp, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng biên giới Việt - Trung, mở thông đường giao lưu quốc tế, tiến lên giành quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới có ý nghĩa chiến lược, tạo một bước ngoặt lớn đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Từ đây, ta bước sang giai đoạn liên tục tiến công, phản công, phát huy quyền chủ động, đẩy quân địch ngày càng lún sâu vào thế bị động đối phó. Nói cách khác, chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 là thành quả tất yếu của tư tưởng chiến lược tiến công, giành và giữ quyền chủ động chiến lược.

Tiếp tục thế tiến công, sau Chiến dịch Biên giới (1950), quân và dân ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch tiến công địch ở vùng đồng bằng và trung du, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng. Thế nhưng, trong năm 1951, ngoại trừ Chiến dịch Lý Thường Kiệt (10/1951), 3 chiến dịch cịn lại “ta đều khơng hồn tồn đạt được mục đích chiến lược đề ra, nguyên nhân chính là do lúc đó, ta chọn hướng tiến công chiến lược vào trung du và đồng bằng Bắc Bộ là khơng đúng”1. Thắng lợi của Chiến dịch Hịa Bình (12/1951- 2/1952) là cơ sở, tiền đề quan trọng để ta khẳng định giữ thế chủ động tiến công địch, giành những thắng lợi to lớn hơn. Tuy vậy, lúc này trung du và đồng bằng là nơi địch mạnh, phát huy được ưu thế của hỏa lực và có điều kiện thuận lợi để cơ động lực lượng ứng cứu cho nhau. Còn đối với ta, trung du và đồng bằng là nơi bộ đội ta không phát huy được sở trường đánh gần, đánh địch ngồi cơng sự.

Từ thực tế đó, Đảng ta kịp thời rút kinh nghiệm, đề ra chủ trương: Cần tập trung lực lượng đánh vào những nơi rất hiểm yếu nhưng địch lại

_____________

Một phần của tài liệu Tầm vóc lịch sử và bài học kinh nghiệm - Chiến thằng Tây Bắc 1952: Phần 2 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)